News Ticker

Menu

Cột mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi: Tuần 1

Trẻ phát triển như thế nào?

Bé bắt đầu biết đi và biết vui đùa. Mẹ hãy cố gắng cho trẻ được thỏa thích vui chơi với môi trường xung quanh.
Mẹ không nên bảo vệ bé tuyệt đối. Tuy nhiên, hãy cố gắng cho bé được phát triển trong môi trường an toàn. Ví dụ, những đồ vật rắn chắc sẽ an toàn cho trẻ vì chúng ít bị ngã đổ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên tránh để đồ nội thất dễ ngã đổ trong nhà.

Trẻ 8 tháng tuổi

Cuộc sống của bố mẹ: Thời gian gần gũi vợ chồng

Nhiều cặp vợ chồng lần đầu làm bố mẹ nói rằng, từ khi có con họ nhận thấy mình và bạn đời có ít thời gian gần gũi. Có con là một sự kiện quan trọng đối với các đôi vợ chồng. Vì gánh nặng chăm sóc con đè nặng lên vai bố mẹ từng ngày nên họ dễ trở nên khó gần gũi hơn.
Bạn nên tập lắng nghe và thấu hiểu cảm xúc của chính mình và  cả bạn đời. Nếu cần thiết hãy nói nhớ anh ấy/cô ấy. Chỉ cần bày tỏ theo cách này, những điều nhỏ nhặt nhất cũng có thể khiến 2 bạn gần gũi hơn.
Chuẩn bị kế hoạch cụ thể để tận hưởng thời gian bên nhau. Hãy gợi lại những kỷ niệm đáng nhớ nhất khi 2 bạn ở bên cạnh nhau và luôn cùng nhau có những trải nghiệm mới mẻ. Nếu cần thiết, hãy lên lịch về thời gian bên nhau, có thể là buổi tối cuối tuần lãng mạn hay một ngày nghỉ thoải mái cùng nhau.

Sắp xếp thời gian để gần gũi nhau hơn
Hãy cố gắng cân bằng giữa việc nhà và chăm sóc con. Như vậy, bạn sẽ không cần làm việc quá tải mà lại có nhiều thời gian gần nhau hơn. Hãy cùng nhau làm việc nhà và chăm sóc con. Điều này giúp vợ chồng bạn gắn kết hơn.
Tranh thủ cùng nhau trải qua ngày nghỉ tuyệt vời

3 câu hỏi về vấn đề: Giai đoạn chậm phát triển ở trẻ

Giai đoạn chậm phát triển ở trẻ là gì?

Giai đoạn chậm phát triển ở trẻ là giai đoạn trẻ phát triển chậm hơn bình thường. Ở giai đoạn này, trẻ trở nên chậm phát triển hơn trong việc ngồi, bò, đi và nói chuyện. Sự chậm phát triển này chưa hẳn làm rối loạn phát triển ở trẻ về lâu về dài. Thực ra, hầu hết trẻ em đều phát triển bình thường trở lại sau giai đoạn này.
Nhiều trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết ở thời điểm khá giống nhau, thế nhưng sự phát triển của mỗi trẻ lại rất khác nhau. Trẻ có thể học vận động bằng cách tập ngồi, trẻ khác lại học điều đó thông qua việc cầm nắm những đồ vật nhỏ. Có vài trẻ chậm biết bò nhưng lại nhanh biết nói. Thế nên, điều quan trọng nhất là vượt qua giai đoạn chậm phát triển này, con bạn sẽ phát triển bình thường trở lại.

Nguyên nhân gây ra giai đoạn chậm phát triển này?

Có thể do bạn chỉ tập trung phát triển một kỹ năng cho trẻ mà bỏ qua các kỹ năng còn lại. Tuy nhiên, mẹ cần quan tâm nhiều hơn nếu phát hiện bé chậm phát triển về kỹ năng ngôn ngữ. Cũng có thể nguyên nhân nằm ở việc bạn không thường xuyên trò chuyện với bé hoặc bé có vấn đề về khả năng nghe. Lý do hiếm gặp là do bé mắc các chứng rối loạn hệ thần kinh như tật nứt đốt sống và bệnh tự kỷ.
Ít trò chuyện với trẻ có thể làm chậm phát triển ngôn ngữ

Tôi nên làm gì khi nghĩ bé bị chậm phát triển?

Hãy tìm hiểu về cột mốc phát triển bình thường của con và những dấu hiệu phổ biến của bệnh này. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét liệu bé có chậm phát triển về kỹ năng nghe và nói (Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sỹ).
Báo cáo với bác sỹ tình trạng chậm phát triển của bé
Hãy kể với bác sỹ về những dấu hiệu đáng ngờ mà bạn thấy được từ trẻ. Tốt nhất, mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sỹ nhi khoa có chuyên môn trong lĩnh vực này. Hãy cứ tin tưởng vào bản năng làm mẹ của bạn. Có thể cần khá nhiều thời gian để bé phục hồi, thế nên mẹ đừng quá lo lắng về các biến chứng về sau.


Lưu ý: Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.


Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.