Trẻ em có những lợi ích gì khi chơi với đồ chơi ?
Vì sao trẻ em có thể có những lợi ích từ việc chơi với
đồ chơi?
* Phát triển trí tuệ cho trẻ theo từng độ tuổi / Phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng độ tuổi / Phát triển động tác vận động cho trẻ / Phát triển cảm xúc cho trẻ
Đồ chơi là một
phần kí ức thời thơ ấu của trẻ, chúng cho trẻ cơ hội để thử nghiệm thế giới
xung quanh và hiểu rõ hơn về cảm xúc của bản thân mình. Ông Linda Acredolo,
giáo sư ngành tâm lí học tại đại học California cũng có những bài viết rất ý
nghĩa về những lợi ích của đồ chơi dành cho trẻ.
Trong khi có vẻ
là trẻ chỉ tập trung chơi trò chơi đơn thuần thì thật ra trẻ đang học được rất
nhiều điều, từ kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng xây dựng đến kĩ năng đối mặt
với những thách thức về cả thể chất lẫn tinh thần.
Vậy trẻ em có những lợi ích gì khi chơi với đồ chơi?
Dưới đây là một
trong số những điều trẻ sẽ được trải nghiệm và học tập, đồng thời là những gợi
ý cho việc thúc đẩy những lợi ích này phát huy một cách tối đa.
1. Đồ chơi giúp phát triển trí tưởng tượng cho trẻ
Trò chơi đóng
vai, bắt chước là một trong những kiểu loại chơi xây dựng nên nền tảng của thế
giới của trẻ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ bắt đầu những trò chơi này khi trẻ bước vào
giai đoạn khoảng 2 tuổi.
Hầu như bất cứ
tình tiết nào trong những loại trò chơi tương tự như thế này đều kích thích trí
tưởng tượng của trẻ phát triển, cho dù đó chỉ là những vật dụng quen thuộc
trong gia đình. Có điều này là bởi vì trẻ sử dụng những đồ vật này như một công
cụ hoặc nhân vật trong mỗi câu chuyện của trẻ. Acredolo từng nói: Trẻ sẽ học được
đồ vật nào thì nên để cạnh đồ vật nào mới hợp lí. Bằng cách thông qua việc sử dụng
khả năng này của mình, trẻ có thể biến một chiếc tách thành một chiếc thuyền, nồi
và chảo thì thành bộ trống,…
Không chỉ mỗi vật
dụng hằng ngày mới có thể biến thành nhân vật và đồ vật trong mắt trẻ, mà bên cạnh
đó sức sáng tạo của trẻ còn vươn xa hơn như vậy rất nhiều. Trẻ có thể hô biến
mình thành một nhân vật siêu nhân chỉ với chiếc áo của bố hoặc thậm chí là một
tấm gra trải giường. Bằng cách thử nhiều vai với nhiều vật dụng, trẻ học được
cách khám phá sự khác nhau giữa mỗi nhân vật. Đôi khi câu chuyện của bé một phần
nào đó diễn tả được những khó khăn và khó hiểu mà trẻ đang gặp phải, bố mẹ có
thể thông qua mỗi câu chuyện của trẻ để hiểu con mình được nhiều hơn. Việc chỉnh
sửa lại những điều trẻ hiểu sai và cung cấp thêm thông tin mà trẻ không biết sẽ
không chỉ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng vượt trội của mình mà còn giúp trẻ
đi đúng hướng hơn.
Nếu trẻ là con
thứ và có anh chị đi trước, trẻ sẽ học được cách bắt chước những gì anh chị
chúng đã làm, hoặc chúng thấy trên phim ảnh, ti vi và thêm vào đó những động
tác riêng của mình để làm trò chơi thêm thú vị. Điều này giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng phong phú của mình dựa trên những nền tảng có sẵn.
Vậy, làm thế
nào để khuyến khích trí tưởng tượng của trẻ phát triển? Bố mẹ có thể bỏ những dụng
cụ mà trẻ hay chơi trò đóng vai vào một chiếc hộp, như đồ chơi mô hình dụng cụ
của người lớn: điện thoại, món ăn bằng nhựa,…giúp tạo điều kiện thuận lợi cho
trẻ thoải mái sáng tạo, vẽ nên câu chuyện của riêng mình.
2. Giúp phát triển kĩ năng giao tiếp
Đối với những trẻ
ở độ tuổi chập chững tập đi, trẻ chơi cạnh nhau mà không có một sự giao tiếp rõ
ràng nào. Đến khi trẻ ở độ tuổi đến trường, trẻ mới bắt đầu giao tiếp với nhau
bằng những câu có độ phức tạp tăng dần.
Khi trẻ thực hiện
điều này, trẻ bắt đầu làm quen với việc thương lượng, hợp tác, chia sẻ với
nhau. Khi trẻ không đồng ý với bố mẹ hoặc bạn bè, chúng sẽ bắt đầu biết được
cách thể hiện sự phản đối của mình.
Vậy, làm thế
nào để hỗ trợ trẻ phát triển cảm xúc và kĩ năng giao tiếp? Đối với trẻ, khi trẻ được đến
trường, trẻ sẽ gặp được bạn học ở đó, và sự gặp mặt thường xuyên như vậy giúp
trẻ tự rèn luyện được kĩ năng đó cho mình và mở rộng được nhiều mối quan hệ
hơn.
Về phần bố mẹ và
giáo viên, có thể chia trẻ ra thành nhiều nhóm và giới thiệu chúng với nhau.
Cho chúng làm quen với nhau một cách tự nhiên thông qua những trò chơi tập thể
và âm thầm theo dõi tiến độ phát triển của trẻ. Và càng về sau, khi chúng đã có
thể làm chủ được những kĩ năng xã hội cần thiết này, chúng sẽ không còn cần tới
sự giúp đỡ của bố mẹ nữa, mà chúng sẽ trở nên tự lập hơn.
3. Giúp trẻ phát triển động tác vận động
Những loại đồ
chơi khác nhau giúp trẻ phát triển các động tác vận động khác nhau. Ví dụ: xe đẩy
thì tập cân bằng, đồ chơi vận động thì phát triển sức mạnh cơ bắp, còn thể thao
thì phát triển kĩ năng phối hợp. Những động tác vận động mạnh, như chạy, ném, đạp
xe,…là những động tác hết sức cần thiết bổ sung mỗi ngày cho trẻ. Trẻ 3 tuổi có
thể chơi xếp hình hoặc xếp khối gỗ để học được tính tập trung, phát triển não bộ
và phối hợp tay – mắt.
Và các kĩ năng
này sẽ rất hữu ích cho trẻ sau này trong cuộc sống hằng ngày. Sau khi thực hành
những động tác này thường xuyên, thậm chí nhiều trẻ có thể tự tắm, tự thay quần
áo và trở nên hết sức tự lập
Bên cạnh đó,
cũng có những loại đồ chơi tuy không quá yêu cầu vận động mạnh nhưng rất cần
thiết. Nó giúp trẻ tập trung và trở nên bớt cáu kỉnh, khó chịu. Trong thực tế,
nếu thời gian dành cho việc vui chơi của trẻ nhỏ quá ít, chúng sẽ trở nên hay gắt
gỏng và căng thẳng
Vậy làm thế
nào để thúc đẩy trẻ tham gia nhiều loại đồ chơi phát triển về mặt vật lý của trẻ
này?
Cách tốt nhất trực tiếp là đưa trẻ vào không gian có nhiều loại đồ chơi vận động.
Điều này còn thực sự cần thiết hơn đối với những trẻ suốt ngày chỉ ngồi lì trước
tivi hoặc các công cụ điện tử khác. Trong nhà, bố mẹ có thể chơi trốn tìm cùng
trẻ, hay tập nhảy, quăng bóng,…Còn nếu ngoài trời thì có thể chơi cát, xay lâu
đài, chở cát, đá bóng, đạp xe,…
4. Giúp trẻ phát triển cảm xúc
Phải mất một thời
gian rất lâu trẻ mới có thể tự mình bày tỏ tình cảm bằng lời nói, chúng chỉ thể
hiện thông qua hành động hoặc các cử động vật lí khác. Khi trẻ trải qua những
cung bậc cảm xúc nhiều lần trong ngày, chúng sẽ làm quen với việc thế nào là
vui, là buồn, là giận, là tự hào. Ví dụ, ngày thường nếu cứ đẩy xe cho trẻ, trẻ
sẽ không thực sự hiểu chuyện gì đang diễn ra, nhưng nếu một ngày, bố mẹ để trẻ
đạp 1 phần, đẩy 1 phần, trẻ sẽ nhận ra trẻ cần cố gắng hơn để đẩy được xe đi.
Vậy làm thế
nào để giúp trẻ phát triển cảm xúc? Trong lúc chơi, có lẽ trẻ sẽ thể hiện một phần nhỏ rằng
trẻ cần được hướng dẫn và trẻ không hiểu lắm. Bố mẹ có thể giúp đỡ trẻ bằng
cách vừa giải thích vừa thực hiện ngay lúc đó luôn để trẻ dễ hình dung và bắt
chước theo. Trong lúc chơi, trẻ cười càng nhiều thì sẽ càng giúp trẻ giải tỏa
được nhiều căng thằng và khó chịu
5. Vai trò của bố mẹ khi chơi cùng trẻ
Thực sự sẽ rất
có ích nếu trẻ nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ bố mẹ . Hãy đảm bảo trẻ được
chơi trong một môi trường an toàn và thời gian cố định. Điều này bắt buộc trẻ
phải tận dụng thời gian được phép để phát triển khả năng hết mức để vui vẻ với
đồ chơi. Nếu có thể, bố mẹ nên cùng tham gia vào trò chơi của trẻ , vì như vậy,
bố mẹ dường như đã có mặt trong thế giới riêng của chúng và có thể dễ dàng kiểm
soát được giới hạn của trẻ. Tuy nhiên đừng quá kiểm soát trẻ, vì dó là thế giới
của riêng chúng.
Mức độ quan tâm
của bố mẹ đối với trẻ trong lúc chơi chính là chìa khóa xây dựng nên long tự trọng
đối với trẻ. Ví dụ, bố mẹ giả vờ chơi cùng chúng, hòa mình vào câu chuyện của
chúng, chúng sẽ cho rằng bố mẹ chấp nhận thế giới của mình, vì vậy chứng tỏ điều
mà chúng thích đối với bố mẹ cũng là một điều rất quan trọng.
Từ khóa: Trẻ em có những
lợi ích khi chơi với đồ chơi ? – Tre em co nhung loi ich gi khi chơi voi do
choi ?
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
Social Links: