Cột mốc phát triển của trẻ 9 tháng tuổi: Tuần 2
Con bạn phát triển như thế nào?
Tuần tuổi này, bé cưng của bạn sẽ bắt đầu ghi nhớ những
thông tin chi tiết hơn, như đồ chơi của bé ở đâu trong căn nhà này. Bé cũng có
thể bắt chước làm theo những hành động bé đã gặp, thậm chí là 1 tuần trước.
Những kĩ năng này cho thấy bé bắt đầu khơi lại những kí ức –
là khả năng ghi nhớ những chi tiết trong một thời gian ngắn – mặc dù bé vẫn còn
không nhớ được hầu hết những trải nghiệm đã trải qua. Những kí ức nhận thức lâu
dài về những sự kiện cụ thể sẽ không phát triển cho đến khi bé được 2-3 tuổi,
khi ngôn ngữ thật sự bắt đầu xuất hiện.
Trẻ 9 tháng tuổi bắt đầu có khả năng ghi nhớ cơ bản |
Cuộc đời của mẹ: Những hình mẫu cha mẹ khác nhau
Mỗi con người đều có một phong cách khác nhau và là thứ ưu
tiên hàng đầu trong việc nuôi dạy con trẻ. Có thể vẫn còn đó một vài khó khăn
trong việc giữ cái tôi của bản thân khi bạn thấy cha mẹ làm những việc lạ
mà bạn chưa từng làm.
Phong cách sống của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến việc nuôi dạy con |
Hãy nhớ rằng những cách thức trong việc làm cha, làm mẹ là
những việc mang tính rất cá nhân, không lẫn với bất kì một ai khác. Song song
đó, hãy nghĩ đến cảm giác của bạn khi bạn bị chỉ trích bởi một người lạ - thứ
mà sẽ thúc giục bạn đội nón cho con, hoặc những người thân không đồng tình với
thói quen ăn ngủ của bạn.
Tự hỏi chính mình rằng liệu mình có nên quá bận tâm trước
những thứ làm phiền muộn bản thân hay không. Thường thì sẽ không có câu trả
lời chính xác, tuy nhiên, những giải pháp cần được đưa ra là tốt nhất cho những
tình huống tương tự.
Thỉnh thoảng, cách giải quyết tốt nhất, đặc biệt là với một
người bạn, là để xét xem có nên đồng tình hay không. Cố gắng tránh xa những cuộc
thảo luận có thể gây ra tranh cãi và tập trung nhiều hơn đến những yếu tố có thể
đưa bạn của bạn về trạng thái ban đầu (khi chưa xảy ra tranh cãi). Xét trên một
phương diện khác, nếu sự tiếp cận của người bạn ảnh hưởng đến em bé (chẳng hạn
bạn của bạn hoặc con của anh ấy/cô ấy cư xử không phải khiến bạn lo lắng – như
việc con của họ cứ cắn hoặc đánh con bạn mà họ chẳng mảy may quan tâm), bạn nên
nói về việc đó. Tương tự, nếu bạn cảm thấy họ đang làm những việc gây nguy hiểm
cho con của họ - có thể thấy họ không có những thông tin như bạn và có thể
không nhận thức được những hiểm nguy trước mắt. Hãy chân thành và cố gắng đi
sâu vào những mối quan tâm của bạn.
Ở thời điểm đó, hãy cố gắng nhấn mạnh rằng bạn luôn mang đến
những phương pháp hợp lí nhằm giữ lấy những mối quan hệ bạn bè tốt đẹp. Nếu họ
không hợp tác, bạn sẽ phải làm những việc mà bạn cho rằng sẽ tốt hơn cho hai mẹ
con/bố con bạn.
3 câu hỏi về vấn đề: Tự cai sữa ở trẻ
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ nhà tôi muốn tự cai sữa?
Bé con của bạn có thể sẽ hiểu ra điều đó, trong một khoảnh
khắc (chỉ vài giây) thôi. Bé có thể tỏ ra không thích hoặc dễ dàng lờ đi trong
quá trình bú sữa. Đừng quá bất ngờ nếu bé bỗng dưng “thèm bú sữa” trở lại, bởi
vì có thể bé chỉ lờ đi do bé bị thu hút bởi một thứ gì đó, như sữa bình hoặc nước
trái cây chẳng hạn.
Trẻ có thể lờ bú mẹ trước cai sữa |
Có phải tất cả em bé đều tự cai sữa một cách tự nhiên không?
Vâng, đúng thế, nhưng việc này sẽ hiếm thấy hơn ở các bé
chưa tròn 9-10 tháng tuổi. Lúc đó, bé sẽ có những dấu hiệu cho thấy mình muốn tự
cai sữa. Bạn có thể thúc đẩy việc cai sữa bằng cách đưa ra những giải pháp thay
thế, bao gồm việc cho bé bú bình hoặc ăn dặm. Bé sẽ tự cai sữa khi đã được cung
cấp đủ dinh dưỡng, và có vị ngon hơn so với sữa mẹ.
Tôi nên làm gì nếu tui và con đã sẵn sàng cai sữa?
Giảm dần việc cho trẻ bú mẹ, đồng thời cho bé những giải
pháp thay thế (bú bình hay ăn dặm). Dần bỏ việc cho bé bú vào ban ngày, thay vì
thế hãy cho bé bú vào sáng sớm. Duy trì việc cho bé bú vào ban đêm. Cố gắng cắt
giảm thời gian cho bé bú, thay vào đó hãy cho bé ăn bánh snack. Nới rộng thời
gian cho bé bú ra, bằng việc giảm dần số lần cho hoặc thậm chí trì hoãn chúng.
Bỏ lơ con của bạn để trẻ dần quên đi bầu sữa, từ đó trẻ buộc phải quan tâm và sử
dụng các loại thực phẩm thay thế .
Thay thế bú mẹ bằng bú bình cho trẻ |
Social Links: