Cột mốc phát triển của trẻ 5 tháng tuổi: Tuần 1
Bé phát triển như thế nào?
Bé 5 tháng tuổi |
Thời điểm này, bé vẫn chưa thể
bày tỏ cảm xúc giống như người lớn được. Mặc dù mẹ có thể biết bé đang vui
thích hay đang khó chịu, thế nhưng khả năng bày tỏ của trẻ vẫn còn chưa hoàn
thiện.
Khi bé ngày một lớn hơn, bé sẽ biết
khóc khi mẹ rời khỏi và nín khóc khi mẹ quay lại bế hoặc ôm bé. Bên cạnh đó, bé
đã biết giơ tay lên khi muốn lấy cái gì đó.
Khi mẹ chọc cười bé, có thể bé sẽ
cười vui vẻ khoái chí và đôi khi bé sẽ chọc cười lại mẹ. Hãy cố gắng cười vui vẻ
khi vui đùa với bé.
Bé 5 tháng tuổi: bé có thể cười khoái chi khi trò chuyện với mẹ |
Cuộc sống của bố mẹ: Chuyện ân ái với các cặp đôi lần đầu làm bố mẹ
Đối với các cặp vợ chồng làm bố mẹ
lần đầu, việc tìm thời điểm thích hợp và mang lại khoái cảm cho chuyện ân ái là
việc rất khó khăn. Đơn giản, có quá nhiều thứ mới mẻ và quá nhiều việc để làm
khi chăm sóc con nhỏ. Thế nhưng, một chút cố gắng sẽ giúp mọi chuyện dễ dàng
hơn.
Tán tỉnh nhau: Việc tán tỉnh nhau
không giống như màn dạo đầu lúc “yêu”. Dù ý định tình dục không trực tiếp,
nhưng góp phần kích thích cả 2 tới gần cuộc vui. Hãy tán tỉnh bạn đời của bạn
(trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, email), 2 bạn sẽ cảm thấy hung phấn hơn.
Chuyện ân ái khi mới có con: Tán tỉnh nhau |
Lựa chọn thời gian thích hợp: Hãy
“thức” khi bé ngủ. Giấc ngủ trưa của bé cũng là cơ hội thân mật cho 2 vợ chồng.
Hãy hẹn hò: Hẹn hò lúc này không
có nghĩa là ăn mặc đẹp và đi ra ngoài. Đó đơn giản là kế hoạch để 2 bạn được có
cơ hội gần nhau mà thôi. Tranh thủ lúc bé đang ngủ, hãy đi tắm cùng nhau,
massage khi đối phương mệt mỏi cũng là một cách hẹn hò.
3 câu hỏi quanh vấn đề: Bệnh cảm cúm
Làm sao tôi biết bé bị cảm cúm?
Thực tế cho thấy, khi bé 1 tuổi,
bé rất thường xuyên bị cảm cúm. Bé gần như không thể tránh khỏi bệnh cảm cúm vì
có rất nhiều virus gây ra bệnh này. Thực ra, trong 1 năm, trẻ có thể mắc cảm tận
8 lần. Virus được lan truyền qua không khí và thông qua việc bé cầm nắm những đồ
vật có chứa virus gây cảm cúm, chẳng hạn đồ chơi hoặc tay nắm cửa. Bé không thể
tự chống lại loại bệnh này do hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất non yếu.
Bé bị cảm cúm (ảnh minh họa) |
Trước tiên, bé thường xuyên ngậm
tay và dụi mắt. Thông qua đó, virus cảm cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé. Nếu
mẹ thường cho bé đi nhà trẻ, nguy cơ lây nhiễm cảm cúm cực kỳ cao. Triệu chứng
thường gặp là bé sẽ hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mắt và nước mũi kèm theo ho,
đôi khi bé sẽ bị sốt nhẹ. Những triệu chứng này thường kéo dài khoảng 1 tuần.
Làm thế nào tôi giúp bé thoải mái hơn?
Mẹ hãy hút hết chất dịch trong
mũi bằng ống tiêm bóng bằng cao su và giữ cho phòng của bé luôn thoáng mát, độ ẩm
ổn định. Bằng mọi cách, hãy giúp bé loại bỏ chất nhầy và nước mũi một cách nhẹ
nhàng để bé dễ thở hơn. Không giống như người lớn, trẻ nhỏ chỉ thở bằng mũi
thay vì miệng. Do đó, mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy và nước mũi sẽ làm bé rất
khó chịu. Mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên hơn, nhưng lượng sữa cần ít hơn
thường ngày để bé thoải mái hơn.
Bé bị cảm: Cho trẻ bú sữa thường xuyên với lượng sữa ít hơn thường ngày |
Đừng vội cho bé uống thuốc trị cảm
cúm. Bác sỹ khuyến cáo, không cho trẻ dưới 6 tuổi dùng thuốc trị cảm vì có thể
gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nguyên nhân của cảm cúm thường là do virus
xâm nhập, vì vậy kháng sinh rất kém hiệu quả với virus này. Cơ thể của bé sẽ tự
điều tiết chống lại virus. Nếu bé kèm theo sốt, mẹ nên cho bé uống
acetaminophen với liều lượng thích hợp.
Khi nào tôi cần đưa bé đi bác sỹ?
Để hạn chế bất trắc xảy ra, hãy
đưa bé đi bác sỹ nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau:
Bé bị sốt cao trên 38ᵒC.
Bé thở gấp, ho nhiều hơn, thở khò
khẻ hoặc khó thở.
Chảy dịch ở mắt. Đây có thể là biểu
hiện của bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) hoặc nhiễm trùng ở tai.
Bé liên tục dụi tai, quấy khóc
khi cho bú, khó ngủ. Có thể bé đã bị nhiễm trùng tai.
Bé bị cảm: Đưa bé đi bác sỹ khi thấy tình trạng xấu kéo dài |
Bạn cũng nên đưa bé đi bác sỹ nếu
thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau 5 – 7 hoặc liên tục
trong 2 tuần.
Social Links: