Cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Tập ngồi
Biết ngồi là
một trong những bước tiến lớn trong quá trình phát triển của trẻ. Khi có thể ngồi,
bé có thể nhìn thế giới xung quanh mình theo một cách hoàn toàn khác so với thời
gian trước đây. Bên cạnh đó, việc bé tập ngồi cũng là một mốc quan trọng để bé
tiến tới việc bò, đứng và đi sau này
Khi nào bắt đầu cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh: tập ngồi ?
Khi trẻ được
khoảng 4 tháng tuổi, cơ cổ và đầu của bé sẽ phát triển nhanh chóng và cứng cáp
hơn. Nhờ đó, bé sẽ học cách ngẩng cao và giữ đầu mình trong khi lật. Cũng chính
trong giai đoạn này, đa số các bé sẽ bắt đầu quá trình tập ngồi, và trở nên vững
vàng hơn khi được 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, với một số trẻ, cho dù đã có thể ngồi
giỏi, nhưng bé vẫn đặc biệt hứng thú hơn với việc lật ngã và lăn vòng.
Một khi đã có
thể ngẩng cao và giữ được đầu mình, các bé sẽ tìm cách dùng cánh tay của mình để
nâng người lên và giữ cho ngực không chạm sàn. Cho đến khi được 5 tháng tuổi,
bé có thể trong chốc lát mà không cần hỗ trợ, nhưng chúng ta nên ở bên cạnh bé
để giúp bé khi cần và nhớ đặt gói, mền xung quanh phòng khi bé ngã.
Ngay sau đó,
bé sẽ tìm cách duy trì sự cân bằng của cơ thể khi ngồi bằng cách hơi đổ người về
phía trước với một hay hai tay chống xuống đất. Đến giai đoạn trẻ được 7 tháng
tuổi, 8 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững mà không cần hỗ trợ, tay có thể tự do
vung vẫy khám phá và lúc này, bé sẽ học cách xoay sở để với lấy những thứ mà bé
thích khi đang ngồi.
Vào thời điểm
này, bé có thể biết cách chống đẩy tay để ngồi lên và khi được 8 tháng tuổi, bé
đã có thể tự mình ngồi “vững như núi”.
Bố mẹ nên làm thế nào để hỗ trợ cột mốc phát triển của trẻ
sơ sinh: tập ngồi ?
Tập cho bé
nâng cao đầu và ngực để giúp cơ cổ của
bé cứng cáp và luyện khả năng kiểm soát đầu khi ngồi. Ngoài ra, mẹ có thể khuyến
khích bé chơi trò úp mặt xuống rồi nhanh chóng ngẩng đầu lên để nhìn.
Dùng đồ chơi
sáng màu có thể phát ra tiếng động hay sử dụng gương để kiểm tra xem khả năng
nghe – nhìn của bé có phát triển phù hợp hay không. Một khi bé tỏ ra khá tự tin
khi ngồi, mẹ nên để đồ chơi và những đồ vật hấp dẫn khác hơi xa tầm với bé,
chúng sẽ thu hút sự tập trung của bé, khiến bé muốn với lấy. Nhờ đó, bé sẽ học
cách giữ cân bằng với cánh tay của mình.
Luôn bên cạnh
khi bé tập ngồi để hỗ trợ khi bé ngã cũng như làm cổ động viên khi bé muốn
trình diễn kỹ năng mới của mình.
Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ vẫn chưa chịu ngồi ?
Việc phát triển
các kỹ năng ở mỗi bé sẽ khác nhau, sẽ có bé nhanh hơn và cũng có bé chậm hơn
nhưng việc kiểm soát được cái đầu là rất quan trọng để bé có thể ngồi một cách
độc lập. Ngồi là chìa khóa giúp bé có thể bò, đứng và tập đi. Vì vậy, nếu bé 4
tháng tuổi mà vẫn chưa thể ngẩng đầu lên từ từ và chưa biết chống tay để nâng
người lên hoặc đến tận khi được 9 tháng tuổi, bé vẫn không thể ngồi, mẹ nên cho
bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cụ thể. Với những bé sinh non, những
cột mốc phát triển này có thể sẽ chậm hơn một chút so với các bé cùng tuổi.
Giai đoạn tiếp theo sau khi trẻ đã có thể ngồi là gì ?
Khi đã có thể
chồm về phía trước khi đang ngồi và giữ được thăng bằng trên tay cũng như đầu gối
của mình, bé có thể sẽ bắt đầu tập di chuyển tới lui trên hai tay hai chân của
mình. Tromg khi một số trẻ bắt đầu tập bò khi được 6 tháng tuổi -7 tháng tuổi,
thì một số khác sẽ mất nhiều thời gian hơn, có thể đến 10 tháng tuổi bé mới có
thể bò giỏi. Theo khuyến cáo của hầu hết các bác sĩ nhi khoa, khi bé có thể ngồi
mà không cần hỗ trợ nhiều nữa cũng là giai đoạn mẹ nên bắt đầu tập cho bé ăn thức
ăn đặc.
Social Links: