Tổng quan về sự phát triển ở trẻ em
Sự
phát triển ở trẻ em là gì?
Khi nói đến sự phát triển ở trẻ là đề cập
đến chuỗi phát triển về thể chất và tâm lý diễn ra bên trong cơ thể trẻ từ khi
chúng chỉ mới là những đứa trẻ sơ sinh cho đến khi trưởng thành. Trong qá trình
này, sự tiến bộ từng ngày của trẻ có thể phụ thuộc vào bố
mẹ, người giám hộ hoặc chúng cũng có thể phát triển một cách độc lập. Quá trình
phát triển ở trẻ bị ảnh hưởng rất lớn từ di truyền (gen được truyền từ bố mẹ
chúng) hoặc từ những yếu tố tác động đến người mẹ trong quá trình mang thai.
Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường sống sau khi trẻ được
sinh ra hoặc môi trường học tập của trẻ.
Quá trình phát triển của trẻ nhìn chung bao
gồm những nội dung sau:
- Phát triển trí tuệ ( khả năng học hỏi
và giải quyết vấn đề).
- Phát triển cảm xúc và khả năng giao tiếp
(khả năng kiểm soát bản thân và sự tiếp xúc với người khác).
- Phát triển ngôn ngữ và khả năng nói
chuyện ( sự hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ, đọc và giao tiếp với mọi người xung
quanh).
- Phát triển động tác vận động (kỹ năng
vận động tinh và kỹ năng vận động thô).
Tại sao sự phát triển ở trẻ em lại quan trọng?
Việc giám sát quá trình phát triển ở trẻ
là rất quan trọng, điều này các bậc phụ huynh đảm bảo được rằng những thiên thần
của mình trải qua đủ từng giai đoạn phát triển theo cách khoa học nhất. Mặc dù
khung thời gian dành cho mỗi trẻ là không giống nhau, tuy nhiên việc có một cơ
sở để bố mẹ dựa theo đó để kiểm tra xem trẻ có phát triển một cách bình thường
không. Điều này hỗ trợ bố mẹ rất nhiều trong việc phát hiện một cách kịp thời nếu
trẻ có dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển, nhờ vậy có thể can thiệp
kịp thời và có thể nhờ đến lời khuyên và sự hỗ trợ từ các bác sĩ nhi khoa. Các
giai đoạn đặc biệt cần chú ý quan tâm ở trẻ: trẻ sơ sinh, trẻ tập đi, trẻ mẫu
giáo và trẻ ở độ tuổi đến trường.
Việc phát hiện những biểu hiện lạ ở trẻ
sớm nhất có thể (và phải can thiệp điều trị nếu cần thiết) trong quá trình phát
triển ở trẻ giúp giảm thiểu các trục trặc lớn hơn sau này – những điều mà có thể
ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến trẻ. Hoặc ở khía cạnh gần gũi hơn, việc
theo dõi quá trình phát triển của trẻ có thể là một bước quan trọng, cung cấp
các chỉ số để chuẩn đoán tình trạng của trẻ. Tóm lại, dù là với mục đích xa hay
gần, việc theo dõi và quan sát sự phát triển của trẻ và vô cùng cần thiết.
Có một khái niệm: danh sách cột mốc phát
triển ở trẻ, chúng được sử dụng tương tự một sự hướng dẫn để xác định xem thế
nào được xem là một sự phát triển bình thường đối với từng độ tuổi và giai đoạn
cụ thể ở trẻ. Bên cạnh đó, từng cột mốc phát triển ở trẻ giúp bố mẹ ghi dấu ấn
lại những bước phát triển đáng nhớ trong từng thời kỳ của trẻ. Tuy nhiên, điều
quan trọng là các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, mỗi trẻ đều có từng cột mốc phát
triển riêng của chúng, nên danh sách cột mốc phát triển dù bố mẹ thu thập được
từ đâu, thì cũng chỉ mang tính chất tham khảo.
Những vấn đề thường gặp trong sự phát triển ở trẻ em.
Những vấn đề trong sự phát triển của trẻ
có thể phát sinh do những nguyên nhân sau: di truyền, tình trạng mang thai, yếu
tố y tế không khoa học, thiếu cơ hội tiếp xúc với những các nhân kích thích hữu
ích,…Trong nhiều trường hợp, bởi vì quá trình phát triển của trẻ có thể liên
quan đến nhiều kỹ năng phát triển trong cùng một lúc nên bố mẹ cần tham khảo ý
kiến tư vấn từ nhiều chuyên gia để có thể rút ra được lời khuyên bổ ích và phù
hợp nhất dành cho mình.
Vượt qua được những thách thức khi phát
triển là rất quan trọng để tối đa hóa sự dễ dàng và nhanh chóng của tốc độc
phát triển ở trẻ, giảm thiểu khoảng cách có thể xảy ra giữa khả năng ở trẻ và bạn
bè cùng trang lứa. Tăng cường độ tự tin của trẻ cũng như giảm thiểu sự buồn bực
có thể gặp phải ở bố mẹ hoặc người giám hộ.
Social Links: