News Ticker

Menu

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi.

Trong 4 tháng đầu tiên, bé yêu của bố mẹ đã dần hình thành cơ bắp để hỗ trợ tốt hơn cho việc vận động. Trẻ lúc này cần di chuyển mắt và đầu nhiều hơn để có thể quan sát các sự vật, sự việc diễn ra xung quanh cuộc sống của trẻ. Thách thức lớn nhất của trẻ lúc này chính là: ngồi được và ngồi vững. Tuy nhiên, để bước được tới dấu mốc quan trọng này, cơ thể của trẻ cũng bắt đầu phát triển từng chút một như các cơ ở lưng và cổ ngày càng cứng cáp và trẻ lúc này dần giữ được thăng bằng tốt hơn giữa bụng, đầu và cổ.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi đối với từng bộ phận


  • Đầu tiên, trẻ sẽ tập nâng đầu lên cao hơn, bố mẹ có thể hỗ trợ bằng cách cho trẻ nằm trên bụng của mình và cho trẻ tập ngồi hơi nghiêng để trẻ có một cái nhìn khác hơn về khung cảnh xung quanh. Sau đó, bố mẹ có thể chơi với trẻ bằng 1 cái lục lạc đưa qua đưa lại trước mặt trẻ, trẻ sẽ chú ý nhìn theo và cố nhướn về phía trước để chụp lấy đồ chơi. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để kiểm tra thính lực và thị lực cho trẻ.
  • Sau khi có thể ngẩng đầu lên rồi, trẻ bắt đầu tập tì sức vào 2 cánh tay để dựa và lưng bắt đầu cong hơn để ngồi được vững. Sự kết hợp của những điều này có thể giúp cho trẻ giữ được thăng bằng tốt hơn khi ngồi và duy trì được trạng thái này một cách ổn định lâu hơn. Đồng thời, trẻ sẽ học được cách đá chân và tập “bơi” cánh tay theo nhiều hướng khác nhau. Những khả năng này xuất hiện thường xuyên nhất vào lúc trẻ được 5 tháng tuổi, điều này mở đầu cho việc phát triển các động tác lật và bò của trẻ sau này. Vào cuối giai đoạn này, tức là vào lúc trẻ được khoảng 6 tháng hoặc 7 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể lật người qua theo cả 2 hướng, mặc dù trẻ sơ sinh có tốc độ phát triển khác nhau nhưng hầu hết các trẻ đều đi theo quy luật này.
  • Sau khi trẻ đã đủ mạnh để tự nâng người lên, bố mẹ có thể giúp trẻ tập ngồi lên bằng cách ngồi phía sau đỡ lưng bé hoặc kê gối phía sau để bé tựa vào. Dần dần trẻ sẽ có thể tự giữ thăng bằng và biết ngã về phía trước nhiều hơn để cố lấy đồ vật trước mặt, điều này còn giúp ích cho cả việc kéo dài cánh tay cho trẻ. Bố mẹ nên lựa chọn cẩn thận các món đồ chơi để trước mặt của trẻ, nên chọn những món đồ chơi vừa phù hợp, vừa an toàn cho trẻ ở độ tuổi này, vì trẻ hay có thói quen cho đồ vật vào miệng. Việc trẻ tập trung vào việc lấy 1 món đồ chơi có thể giúp trẻ vững vàng và đạt được sự cân bằng của cơ thể tốt hơn, vì trẻ giữ tư thế trườn tới lấy đồ chơi rất lâu. Bố mẹ cũng đừng quá nôn nóng, sẽ phải mất một khoảng thời gian trước khi trẻ có thể thực sự điều khiển các động tác vận động của cơ thể và có thể ngồi mà không có sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Từ 6 tháng tới 8 tháng, trẻ đã có thể giữ cho lưng ngồi của mình theo hướng thẳng đứng rồi, lúc này trẻ đã có thể ngồi mà không tựa vào một bên cánh tay để giữ thăng bằng nữa.
  • Khi tròn 4 tháng tuổi, trẻ sẽ rất thích đưa các đồ vật vào miệng, trong những tháng tiếp theo, trẻ sẽ phối hợp các động tác vận động ở bàn tay và ngón tay nhiều hơn để chuyển động và quơ qua quơ lại. Tuy nhiên, các ngón tay của trẻ sẽ không được thả ra thẳng hoàn toàn trước khi trẻ tròn 9 tháng tuổi. Tuy nhiên thì từ 6 tháng tới 8 tháng tuổi, trẻ đã có thể chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia và thậm chí là lật ngược chúng lại để quan sát.
  • Khi quá trình phối hợp các động tác được hoàn thiện, trẻ sẽ nhận ra nhiều bộ phận trên cơ thể mà trước kia trẻ không hề biết tới. Khi nằm ngửa, trẻ có thể dùng tay nâng chân lên và cho được vào miệng. Sau khi được mặt tã, lúc ngồi trẻ sẽ có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng. Trẻ được nhìn thấy đầu gối, đùi của mình và còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác nữa. Cũng giống như khi bố mẹ thực hiện động tác đặt trẻ đứng trên đôi chân mình, lần đầu tiên trẻ cảm nhận được áp lực trên các đầu ngón chân, cảm giác của thảm trên sàn. Và tiếp theo đó sẽ là phát triển các động tác vận động tập đứng, tập đi. Xem ra việc có thể ngồi vững được xem là một bước chuẩn bị quan trọng cho một chuỗi các thay đổi đáng nhớ trong cuộc đời của trẻ.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi


Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 4 – 7 thang tuoi – phát triển động tác vận động cho trẻ 5 tháng, 6 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre 5 thang, 6 thang tuoi


 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.