Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi
Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi.
Tròn
8 tháng tuổi, động tác ngồi của trẻ đã hoàn thiện mà không cần sự hỗ trợ từ bố
mẹ. Mặc dù trẻ cũng đã có thể thực hiện động tác lật một cách nhuần nhuyễn,
nhưng trẻ vẫn gặp khó khăn với cánh tay của mình lúc lật qua. Khi các cơ bụng của
trẻ cứng cáp hơn, trẻ sẽ có thể cúi gập người xuống để nhặt đồ chơi. Và về sau,
trẻ sẽ có thể tìm được cách tự cúi xuống và ngẩng lên ngồi một cách vững chãi.
Vào
giai đoạn này, nếu bố mẹ cho trẻ nằm dù là ở tư thế nào, trẻ cũng sẽ hoạt động
liên tục. Nếu cho trẻ nằm sấp, trẻ sẽ ngóc đầu dậy và xoay cổ theo nhiều hướng
để quan sát tất cả mọi việc đang diễn ra. Nếu cho trẻ nằm ngửa, trẻ sẽ cố cầm lấy
2 chân (hoặc bất cứ vật gì ở gần đó) và cho vào miệng. Nhưng trẻ sẽ không chịu ở
một tư thế nằm ngửa trong 1 thời gian dài. Trẻ sẽ có thể làm theo ý muốn của
mình và thực hiện động tác lật một cách dễ dàng và nhanh chóng. Điều này có thể
là một điều bố mẹ cần lưu ý khi thay tã cho trẻ, bởi vì những hành động của trẻ
lúc này được thực hiện một cách đột ngột và đôi khi bố mẹ sẽ khó phản ứng kịp
thời được. Chính vì vậy, ở tuổi này, thay vì mặc tã cho trẻ ở trên cao thì bố mẹ
nên thay ở sàn nhà hoặc giường rộng và để trẻ nằm sâu bên trong. Và đặc biệt, ở
độ tuổi này không nên để trẻ một mình trong thời gian quá lâu.
Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi đối với từng bộ phận
- Tất cả các cử động của trẻ giúp tăng cường sức mạnh ở các cơ, phục vụ chủ yếu cho việc phát triển động tác bò của trẻ sau này. Động tác vận động này sẽ xuất hiện và được hoàn thiện từ 7 đến 10 tháng. Lúc này thì trẻ sẽ cần sử dụng nhiều đến tay và đầu gối. Và nếu như cơ tay phát triển hơn cả cơ chân, trẻ sẽ không chỉ có thể bò một cách dễ dàng mà còn có thể bò giật lùi ra phía sau. Trong thời gian tập luyện và thực hiện động tác bò, trẻ sẽ nhận ra 2 đầu gối sẽ là nơi để trẻ có thể tựa vào và đẩy người tới phía trước. Nhờ vậy, dần dần trẻ sẽ có thể tự bò tới mục tiêu mà trẻ hướng tới.
- Một số trẻ em lại không bao giờ bò. Thay vào đó, trẻ thực hiện các động tác di chuyển khác như ghế ngồi tập đi hoặc chỉ trườn bằng bụng và tay. Bố mẹ không nên lo lắng về điều này, miễn là trẻ vẫn học được cách phối hợp các bộ phận trên cơ thể thì đều giúp ích cho trẻ rất nhiều trong vấn đề phát triển các động tác vận động. Điều quan trọng là trẻ có thể khám phá được thế giới xung quanh theo cách mà trẻ thích thú nhất, bên cạnh đó các động tác vận động còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe cũng như độ cứng cáp của cơ bắp. Tuy nhiên, nếu bố mẹ cảm thấy trẻ phát triển quá chậm so với quá trình bình thường thì bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đỡ lo lắng hơn.
- Để khuyến khích trẻ phát triển động tác vận động bò, bố mẹ có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng những đồ chơi bắt mắt và đặt xa ngoài tầm với của trẻ. Khi trẻ muốn lấy chúng, trẻ sẽ cố gắng tìm cách với tới để lấy đồ chơi, điều này bắt buộc trẻ phải bò hoặc trườn. Lúc trẻ đã trở nên nhanh nhẹn hơn, bố mẹ có thể tạo thêm các rào cản cho trẻ như gối ôm, hộp, ghế sofa,…để trẻ xử lý bằng cách bò lên trên đồ vật đó hoặc bò né qua 1 bên. Bố mẹ cũng có thể tham gia chơi cùng với trẻ bằng cách giấu đồ chơi của trẻ đi lúc trẻ bò tới và bất ngờ cho nó xuất hiện, điều này sẽ mang lại nhiều tiếng cười vui vẻ cho cả trẻ và bố mẹ. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý, tuyệt đối không để những đồ vật gây khó khăn cho trẻ khi không có sự giám sát của người lớn. Trẻ có thể bị té lúc bò lên 1 cái ghế hoặc bị kẹt nếu bò giữa những đồ vật mà bố mẹ thử thách trẻ. Điều này có thể đem đến cho trẻ cảm giác lo sợ, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
- Cầu thang có thể là một thử thách lớn đối với trẻ nhưng đây cũng có khả năng trở thành mối nguy hiểm đối với trẻ nếu bố mẹ không quan sát một cách cẩn thận. Mặc dù bé cần phải tìm hiểu làm thế nào để di chuyển lên xuống cầu thang, tuy nhiên bố mẹ không nên để trẻ thực hiện một mình trong giai đoạn này. Trẻ ở độ tuổi này sẽ rất tò mò, vì vậy khi không có sự giám sát của mình thì bố mẹ nên có thanh chắn ở dưới chân cầu thang để trẻ không tự ý trèo lên được.
- Khi trẻ tròn 1 tuổi, tập cho trẻ bò lên xuống cầu thang đã trở nên hơi “lỗi thời” rồi, bố mẹ lúc này có thể tập dần các động tác đi cho trẻ trên một tấm thảm mềm. Thảm mềm có thể bảo vệ an toàn cho đầu gối và đầu của trẻ nếu trẻ có trượt ngã. Mặc dù động tác bò giúp trẻ khám phá thế giới 1 cách thoải mái nhất, tuy nhiên mục tiêu hướng tới hàng đầu vẫn là phát triển động tác đi cho trẻ. Trẻ cũng sẽ rất muốn đi thay vì bò, tuy rằng quá trình này trải qua khá nhiều khó khăn và thử thách. Bố mẹ nên tập cho trẻ thực hiện các động tác như vịn vào một đồ vật nào đó vững chãi trong nhà và tự kéo mình đứng dậy. Nếu trẻ khóc và muốn bố mẹ giúp, các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn cho trẻ cách uốn cong đầu gối để ngồi xuống lúc không giữ được thăng bằng, tránh việc bị ngã. Dạy cho trẻ các kỹ năng này giúp ích rất nhiều cho bố mẹ và giảm bớt sự vất vả lúc đêm khi trẻ vịn nôi để đứng lên và khóc vì không biết làm thế nào để ngồi xuống.
- Sau khi trẻ cảm thấy việc thực hiện động tác đứng đã an toàn và vững vàng, trẻ sẽ bắt đầu thực hiện những động tác đi đầu tiên của mình. Ví dụ nếu như mà không có tay của bố mẹ để nắm lấy thì trẻ sẽ dựa vào các đồ vật trong gia đình để tập đi. Bố mẹ chỉ cần đảm bảo rằng, khi trẻ vận động đi bằng cách này, sẽ không có bất cứ vật sắc nhọn hay nguy hiểm nào cho trẻ trên các đồ vật nội thất cũng như không có chướng ngại gì trên sàn nhà.
- Khi cân bằng của trẻ được cải thiện, thỉnh thoảng trẻ sẽ đứng dậy và bước đi từ 1 đến 2 bước. Lúc đầu tự đứng dậy, 2 chân của trẻ sẽ bị run và cứng, chỉ cần bước được 1 bước trẻ sẽ ngồi thụp xuống hoặc í ới muốn bố mẹ đỡ giúp. Tuy nhiên ngay sau đó, khi trẻ đã dần quen, trẻ sẽ có thể tự quản lý các động tác vận động ở chân của mình và tiến hành đi nhiều bước hơn. Kỳ diệu là hầu hết các trẻ đều có thể tự tin hẳn lên chỉ trong vòng vài ngày sau khi bắt đầu tập đứng dậy 1 mình.
- Mặc dù có lẽ bố mẹ sẽ rất vui khi thấy trẻ cố gắng như vậy, nhưng cũng không tránh khỏi việc bố mẹ thấy xót khi trẻ bị té hay bị ngã. Vì vậy, cung cấp cho trẻ một môi trường mềm mại sẽ giảm đến tối thiểu những vết bầm tím hay trầy xước do quá trình thực hiện các động tác vận động này gây nên. Viện Hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bố mẹ nên phối hợp cùng với sự hỗ trợ của mình các loại xe đẩy tập đi hoặc khung giữ tay cho trẻ lúc trẻ thực hiện động tác đi. Những đồ vật này không có bánh xe, nhưng có chỗ để xoay giúp trẻ dễ dàng đẩy đi và kéo lại.
- Khi trẻ bắt đầu ra ngoài để phát triển các động tác vận động đi của mình ở một không gian thoáng đãng hơn, bố mẹ cần mang cho trẻ những loại giày dép vừa thoải mái, vừa có độ ma sát tốt, giúp trẻ không bị trợt lúc đi. Bố mẹ cần lưu ý, bàn chân của trẻ sẽ phát triển rất nhanh, và trong khoảng từ 2 – 3 tháng, đôi giày hay dép mà trẻ đang mang sẽ bị chật. Bố mẹ cần quan sát để tránh dép quá bó chân của bé làm bé khó chịu và lười tập đi.
- Nhiều trẻ bắt đầu biết đi lúc vừa tròn 1 tuổi, tuy nhiên, sẽ là rất bình thường nếu như trẻ biết đi sớm hơn hoặc trễ hơn không quá lâu. Lúc đầu, trẻ sẽ có thể hơi run và lo lắng nên các động tác bước đi còn nhút nhát. Khi trẻ đã tự tin hơn, trẻ sẽ học được cách làm thế nào để dừng lại và đổi hướng đi. Không lâu sau, trẻ có thể ngồi xổm để lấy đồ chơi, sau đó từ từ đứng lên và bước đi tiếp tục. Khi các động tác vận động này được hoàn thành, các đồ chơi kéo đẩy bắt đầu hợp với bé và nếu bố mẹ cho trẻ chơi đồ chơi kéo đẩy, trẻ sẽ rất thích thú áp dụng bài học tập đi mà trẻ vừa mới thành thạo này cùng với chúng.
Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Từ khóa: phát triển động
tác vận động cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho
tre tu 8 – 12 thang tuoi - phát triển động tác vận động cho trẻ 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng tuổi - phat trien dong tac van dong cho tre 9 thang, 10 thang, 11 thang tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
Social Links: