News Ticker

Menu

Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi


Đặc điểm khái quát về quá trình phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1- 3 tháng tuổi


Trong một hai tuần đầu tiên, những cử động của trẻ rất đơn giản, thường chỉ là những cái giật cằm hoặc rung rung bàn tay. Trẻ sẽ rất dễ giật mình khi bố mẹ đột ngột di chuyển trẻ tới chỗ khác hoặc phát ra tiếng động lớn. Bước vào cuối tháng đầu tiên, hệ thần kinh của trẻ lúc này đang dần hoàn thiện và quá trình kiểm soát sự chuyển động của cơ thể cũng trở nên dễ dàng hơn, chân và tay của trẻ lúc này cử động nhiều hơn và cử động đồng thời cùng nhau, khi đá chân, một chân bé đưa lên cao, còn chân kia hạ xuống thấp, giống như đang đạp xe. Khi bố mẹ đặt trẻ nằm lên bụng sẽ cảm nhận rõ ràng các động tác vận động còn khá yếu ớt của trẻ, bố mẹ sẽ có cảm giác trẻ đang cố gắng trườn về phía trước.
Xương và cơ ở cổ của trẻ lúc này cũng phát triển nhanh chóng, trẻ có thể kiểm soát nhiều hơn đầu và cổ của mình vào cuối tháng thứ 2. Khi đặt trẻ nằm trên bụng, trẻ chỉ có thể ngẩng đầu lên, xoay nhẹ từ bên này sang bên kia. Khi trẻ được 3 tháng tuổi, trẻ đã có thể tự giữ đầu của mình một cách khá cứng cáp rồi. Tuy vậy, lúc bế trẻ kiểu đứng, bố mẹ cần phải nâng đầu bé để giữ cổ và đầu bé được an toàn.
Bàn tay là bộ phận thu hút sự say mê bất tận của trẻ trong năm đầu tiên, và trẻ bắt đầu chú ý đến tay vào vài tuần đầu sau khi chào đời. Ngón tay của trẻ giai đoạn đầu hầu như không được xòe ra, vì hầu hết thời gian trẻ đều nắm chặt bàn tay của mình lại. Trong giai đoạn này, trẻ có thể uốn cong cánh tay để đưa tay vào miệng hoặc đưa vào trong tầm nhìn
Khi trẻ ở vào giai đoạn 1 tháng tới 1 tháng rưỡi, hầu hết các động tác vận động của trẻ chỉ xuất hiện khi có tác động từ các yếu tố bên ngoài. Ví dụ, trẻ chỉ giật mình khi đột ngột nghe một tiếng động lớn hay quay đầu lại ghi nghe ai đó nói to hoặc gọi tên trẻ. Tuy nhiên, hầu hết các phản xạ sơ sinh thuận theo tự nhiên này sẽ bắt đầu mờ dần vào tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Lúc đó, những động tác vận động “trả lời” lại những yếu tố từ bên ngoài sẽ ít đi vì ý thức của trẻ ngày càng hoàn thiện, trẻ hoạt động có chủ đích và không dễ bị giật mình thường xuyên như trước nữa. Chuyển động của trẻ lúc đó sẽ có xu hướng tinh tế hơn, chủ động hơn và thể hiện sự trưởng thành hơn.


Các phương pháp phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1- 3 tháng tuổi đối với từng bộ phận

  • Một trong những điểm quan trọng đối với trẻ ở giai đoạn này là tăng cường sự cứng cáp của xương cổ. Bố mẹ hãy thử thường xuyên đặt trẻ lên bụng và quan sát.Trẻ từ 1 đến 2 tháng sẽ cố gắng phát triển những động tác vận động ở cổ bằng cách ngẩng đầu lên để quan sát. Thậm chí dù chỉ thành công từ 1 đến 2 giây cũng khiến trẻ có cái nhìn khác hơn về thế giới. Đây là một trong những cách giúp trẻ tập luyện cổ và gáy thêm cứng cáp. Việc thực hiện điều này thường xuyên có thể giúp trẻ giữ vững được đầu và ngực vào tháng thứ 4. Đây là một bước tiến lớn, trẻ có thể tự do kiểm soát hầu hết các động tác vận động của mình theo ý muốn thay vì chỉ nằm một chỗ và nhìn chằm chằm vào  trần nhà hoặc một điểm nhất định trong phòng. Đối với bố mẹ thì đây cũng là một việc rất đáng được hoan nghênh bởi vì khi trẻ làm chủ được các động tác vận động, bố mẹ cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc và chỉ bảo trẻ (tuy nhiên thì vào những tháng đầu tiên này bố mẹ vẫn nên hỗ trợ cổ của trẻ bằng cách nâng đầu khi bế trẻ). Bố mẹ có thể tập cho cổ của trẻ bằng cách đi qua đi lại nhiều lần, buộc trẻ muốn theo dõi phải xoay cổ thường xuyên. Đây là một bài tập khá tốt cho việc phát triển các kỹ năng của trẻ.
  • Sau khi làm chủ được phần cổ thì bộ phận tiếp theo mà trẻ muốn kiểm soát đó là cơ bụng. Lúc bé được gần 12 tuần tuổi, nếu bạn đặt bé nằm sấp, khung chậu của bé sẽ nằm ép sát mặt giường và hai chân xoay hướng ra ngoài. Nếu trẻ muốn di chuyển hoặc trườn được thì ngoài cổ và đầu ra, cơ bụng của trẻ cũng phải thật chắc chắn. Vì vậy, sẽ phải mất một khoảng thời gian để trẻ có thể nằm trên bụng của bố mẹ và trườn được 1 đoạn. Càng về sau, khoảng trên 4 tháng tuổi, các động tác vận động của cổ và bụng sẽ dần hoàn thiện, trẻ lúc này có thể quay đầu theo bất kỳ hướng nào.
  • Chân của trẻ cũng sẽ trở nên cứng cáp và linh hoạt hơn, lúc đầu chân trẻ sẽ cong gập lại, nhưng khi bước vào tháng thứ 2, chân trẻ sẽ dần duỗi thẳng ra. Chân, bụng, tay và đầu khi đã phát triển đủ sẽ giúp trẻ phát triển được động tác lật. Vì bố mẹ không thể dự đoán chính xác khi nào thì trẻ biết lật nên cần đặc biệt chú ý khi thay tả cho trẻ trên bàn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác cao hơn sàn nhà. Khi trẻ được khoảng 3 tháng hoặc 4 tháng tuổi, trẻ có thể co giãn chân của mình theo ý thích. Bố mẹ có thể nhấc trẻ lên cho trẻ tập làm quen với việc tiếp xúc đôi chân với sàn nhà. Trẻ sẽ thuận theo đó nhún nhảy sẽ giúp đầu gối được hoạt động. Có thể bố mẹ hay lo lắng làm như vậy có thể ảnh hưởng tới đôi chân của trẻ, nhưng các bậc phụ huynh hãy yên tâm, việc làm này hết sức khỏe mạnh và an toàn.
  • Quá trình phát triển động tác vận động ở bàn tay và cánh tay của trẻ cũng dẫn đến nhiều thay đổi trong thời gian 3 tháng này. Ban đầu 2 bàn tay của trẻ sẽ siết chặt lại và cuộn tròn tất cả các ngón tay vào bên trong. Nếu bố mẹ gỡ hết chúng ra thì sau 1 thời gian trẻ sẽ tự động nắm lại, trẻ sẽ thích đưa tay vào miệng hoặc nhìn chằm chằm vào chúng.

Tuy nhiên, sẽ có nhiều thay đổi trong vòng từ 1 đến 2 tháng. Bàn tay của trẻ sẽ có lúc đột ngột giãn ra và cánh tay sẽ mở rộng ra. Được 3 tháng tuổi, tay bé đã xòe ra, sẵn sàng sờ vào bất kỳ vật gì để khám phá thế giới xung quanh. Khi đặt một đồ vật vào lòng bàn tay bé, bé đã có khả năng nắm chặt lại bằng cả bàn tay và đưa vật đó lên miệng của mình. Đặc biệt, trẻ sẽ không bao giờ biết chán trong việc ngắm nhìn các ngón tay và khám phá các động tác vận động của nó.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam

phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi


Phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi




Từ khóa: phát triển động tác vận động cho trẻ từ 1 - 3 tháng tuổi – phat trien dong tac van dong cho tre tu 1 – 3 thang tuoi - phát triển động tác vận động cho trẻ 2 tháng tuổi - phat trien dong tac van dong cho tre 2 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.