News Ticker

Menu

Cột mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi: Tuần 2

Con bạn phát triển như thế nào?

Con bạn bây giờ đã bắt đầu biết khám phá các vật thể xung quanh, bằng việc lắc, nện, quăng, ném chúng. Cái ý tưởng về việc bạn nên làm gì với những vật thể đó đã bắt đầu xuất hiện (như lược để chải đầu), vì vậy với công dụng của những thứ con bạn có thể nện, xoay, lắc, quăng, ném, và mở sẽ kích thích chúng.
Bé cũng có thể bị thu hút bởi đồ chơi hay những vật có công năng đặc biệt, ví dụ như điện thoại. Bé có thể đưa máy lên tay, bấm số và giả vờ nói chuyện với một ai đó. Vào những tháng kế tiếp, bé sẽ bắt đầu sử dụng các vật dụng với những “công dụng cần thiết” – như gội đầu, uống nước trong ly, và nói lảm nhảm với cái điệm thoại.

Trẻ 8 tháng tuổi hào hứng với máy điện thoại

Cuộc đời của mẹ: Vượt qua hội chứng sợ bị xa cách

Hội chứng sợ bị xa cách ở trẻ là hội chứng trẻ tỏ ra sợ hãi, lo lắng, và khóc thét mỗi khi rời bố mẹ. Đó là một trạng thái tự nhiên ở trẻ 8 tháng tuổi, khi bé sợ không được bạn quan tâm nữa. Thực tế, việc này là bình thường, cho thấy sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ. Biết nguyên do khiến bé mắc phải hội chứng này sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng hơn khi bé tỏ ra buồn bực.
Hãy tự giúp hai mẹ con bằng phương pháp “Goodbyes Blue”:
  • Tạm biệt bé bằng một cách ít ảnh hưởng nhất. Cố gắng không tạo sự chia tay hay biểu lộ cảm xúc khiến bé bật khóc.
  • Đứng cách xa khi bạn nói lời tạm biệt. Đừng động lòng mà quay đầu lại để chắc chắn rằng bé vẫn ổn, điều đó sẽ làm khó cho cả bạn và bé.
  • Hãy gọi về nhà nếu bạn đi đâu xa. Kiểm tra tình trạng của bé bằng cách gọi điện cho người trông nom.
  • Gắn kết với con bằng cách bỏ ra thời gian chơi với bé khi bạn trở về.
  • Mỗi đứa trẻ sẽ tỏ vẻ khác nhau khi ba hoặc mẹ rời đi. Nếu con bạn khóc lóc, buồn bã khi bạn rời khỏi nhà, hãy nhờ vợ/chồng bạn đi thay nếu có thể.

Bố mẹ cần có những biện pháp giúp con vượt qua nỗi sợ bị xa cách

3 câu hỏi về vấn đề: Ngộ độc

Ngộ độc ở trẻ

Làm thế nào tôi có thể ngăn chặn việc bị ngộ độc?

Hiểu biết về những chất chứa độc, và ngăn chặn cho gia đình của bạn:
  • Kiểm tra nhãn mác và thông báo với Trung tâm Chống độc Quốc gia với những câu hỏi bất kì
  • Giữ mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc, vitamin và chất khoáng, chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, và toàn bộ những vật dụng gia đình ở xa tầm với của trẻ.
  • Bất cứ khi nào có thể, mua những loại thuốc kháng sinh/bảo vệ trẻ và tìm kiếm những vật dụng chứa động có sẵn trong nhà.
  • Giữ các chất độc trong bao bì của chúng, không được pha trộn.
  • Đừng gọi thuốc là “kẹo” và uống thuốc khi không có sự có mặt của trẻ.
  • Giữ  cây trong nhà tránh xa tầm tay của bé.

Để thuốc xa tầm tay của trẻ

Tôi phải làm gì nếu con tôi nuốt vật gây độc?

Độc tố ở bất kì loại chất nào cũng sẽ gây hại cho cơ thể. Có chất độc khi nuốt sẽ chỉ gây ra những cơn đau bụng tạm thời, còn những chất khác sẽ phá hoại bao tử hoặc ruột, một vài trường hợp có thể gây tử vong. Khi bé của bạn không thể thở, hãy tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và gọi 115. Cũng có thể gọi 115 ngay nếu con bạn mất đi nhận thức, bị ngất lịm, bị bỏng, bị đau cổ họng, hoặc có dấu hiệu tai biến. Thậm chí nếu không thấy triệu chứng, hãy gọi ngay cho trung tâm chống độc địa phương hoặc quốc gia, và xin lời khuyên, bởi thỉnh thoảng triệu chứng sẽ không bộc phát ngay lập tức. Cố gắng lấy vật chứa độc khỏi miệng trẻ (giữ lại một mẫu chất độc nếu có thể, nhằm phục vụ công tác y khoa). Đừng cố gắng bắt bé nôn ra hoặc cho bé dùng một cái ipecac hay than hoạt tính – mà nên cần lời khuyên từ bác sĩ trước. Khi bạn gọi điện, bạn có thể bị hỏi về tên chất gây độc, thời điểm và số lượng uống, cân nặng và chiều cao của trẻ, các triệu chứng bé mắc phải và số điện thoại của bạn.

Gọi cấp cứu 115 ngay nếu trẻ bị ngộ độc

Tôi nên làm gì nếu con tôi chạm/sờ phải thứ chứa độc?


Nếu chất độc dính lên quần áo bé, hãy gỡ chúng xuống. Hãy rửa nhẹ nhàng chỗ dính độc với nước ấm và tiếp tục rửa nếu bé bị bỏng. Đừng chà xát dầu hay mỡ lên vết bỏng, vì chúng có thể khiến nó nặng hơn. Nếu chất độc dính vào mắt bé, hãy rửa thật sạch khoảng 15 phút và cố gắng động viên bé chớp mắt. Gọi trung tâm chống độc để xin lời khuyên về cách xử lí chất độc một cách cụ thể nhất.

Rửa sạch mắt nếu mắt trẻ dính chất gây độc

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.