Cột mốc phát triển của trẻ 5 tháng tuổi: Tuần 2
Con bạn phát triển như thế nào?
Ở tuần tuổi này, trẻ có thể sẽ có dấu hiệu về một trong những
cột mốc quan trọng về tình cảm – sợ hãi đối với người lạ. Bé sẽ bám sát vào bố
mẹ và tỏ ra lo lắng khi xung quanh toàn là người lạ (thậm chí là quen biết) và
khóc thét nếu người lạ đột nhiên tiến đến gần.
Hãy lưu ý rằng khi bạn đang ở với người mà trẻ không hề
quen, đừng tỏ ra xấu hổ khi bé khóc trong vòng tay người khác, mà hãy bế bé lại
và dỗ bé nín từ từ. Nói với người thân và bạn bè bạn rằng nên tiếp cận với bé
chầm chậm và nhẹ nhàng thôi, để bé dần làm quen và sau này không còn khóc nữa.
Bé sợ người lạ không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn “cách
ly” với những gương mặt mới. Để bé tiếp xúc với nhiều người sẽ tốt hơn là việc
suốt ngày chỉ chơi đùa với bố mẹ. Hãy nhớ ràng, điều duy nhất mà bé cần ở đây
là sự kiên nhẫn và thấu hiểu nhằm bước qua giai đoạn phát triển cực kì quan trọng
này.
Cần kiên nhẫn và thấu hiểu để giúp trẻ hoà nhập với mọi người! |
Cuộc sống của mẹ: Để con bạn tiếp xúc nhiều hơn với người khác
Khi bạn mang thai, bạn có thể sẽ suy nghĩ về việc liệu sau
này mẹ con bạn có gắn kết chặt chẽ với nhau không. Và bây giờ thì bạn có thể an
tâm rồi, bởi sự liên kết giữa bạn và bé là cực kì chặt chẽ, do đó bé có thể sẽ
khóc và gào lên nếu người khác đến gần – thậm chí đó là bố của trẻ. Khi trẻ từ
chối làm quen với mọi người, họ có thể sẽ cảm thấy khó xử, tuy nhiên đây là lúc
bạn phải hành động nhiều hơn. Đó là lý do vì sao việc làm quen với mọi người là
một phần quan trọng trong cuộc đời của trẻ.
Một mối quan hệ mạnh mẽ, vững bền phát triển thông qua những
tương tác hàng ngày, vì vậy bạn nên khuyến khích bố của bé cùng tham gia vào
các việc vặt vãnh, như thay tã, tắm rửa cho con hoặc cho trẻ ăn. Để anh ấy bế
bé đi chơi trong những ngày nghỉ, cũng như dành thời gian để chơi với bé. Lúc đầu,
hãy giữ khoảng cách hoặc tránh mặt đi để bé không nhìn thấy bạn. Một ý tưởng hay
cho việc này là: Hãy chia công việc chăm sóc con với chồng của bạn để anh ấy nắm
và giúp đỡ những công việc hàng ngày, đồng thời giúp anh có cơ hội gần gũi với
con hơn, thông qua việc tắm rửa hay bế bé đi ngủ mỗi tối.
Đưa trẻ đến các buổi gặp mặt bạn bè hoặc gia đình. Cố gắng
giữ bé trong khi những người khác đang trò chuyện và chơi với bé. Sau đó trao
bé cho người khác bế, còn bạn thì hãy ở gần bên bé.
Để hai bố con tiếp xúc với nhau nhiều hơn |
Cho trẻ tiếp xúc, làm quen với mọi người |
3 câu hỏi về vấn đề: Táo bón ở trẻ
Dấu hiệu nào cho thấy trẻ bị táo bón?
Chứng táo bón ở trẻ |
Không có một con số cụ thể nào về lượng phân được thải ra
trong một ngày. Việc đi tiêu của trẻ phụ thuộc vào thời gian ăn và thức ăn của
trẻ, mức độ hoạt động của bé, và việc tiêu hoá của trẻ diễn ra nhanh hay chậm.
Táo bón xảy ra khi phân ứ đọng trong đường ruột, hoặc trẻ không đi tiêu lâu
ngày. Sự táo bón chắc chắn sẽ gây cho bé không ít khó chịu. Bé của bạn có thể bị
táo bón khi có những dấu hiệu sau:
- Phân cứng và khô, hoặc có máu
- Trẻ không đi tiêu sau 3 hay nhiều ngày
- Trẻ tỏ ra khó chịu khi đi tiêu.
Nguyên nhân gây ra táo bón là gì?
Nếu bé của bạn chỉ được bú sữa mẹ, táo bón rất khó xảy ra.
Nói chuyện với bác sĩ khi thấy phân cứng và khô, gây đau cho bé. Nếu táo bón
kèm theo một chuỗi các triệu chứng như nôn mửa hay trương bụng, có thể tình trạng
bệnh sẽ nặng hơn, như bị tắt ruột.
Nếu trẻ sử dụng các thức ăn ngoài (như sữa bột), có thể các
nhãn hàng đó không phù hợp với thể chất của bé. Hãy hỏi ý bác sĩ và chuyển sang
sử dụng nhãn sữa khác ngay.
Nếu bạn đã bắt đầu cho bé ăn dặm với ngũ cốc, đó có thể là
nguyên nhân gây táo bón do chứa ít chất xơ. Hãy thử cho bé ăn các loại trái cây
xay nhuyễn như lê hoặc mận (không dùng chuối vì sẽ gây táo bón), hoặc rau và
ngũ cốc hay chuyển sang các loại yến mạch/ mạch ngũ cốc thay thế.
Mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây táo bón, vì thế hãy
bổ sung thêm nước cho bé. Nếu bé đã ăn được các thức ăn rắn, đặc, hãy cho bé
dùng thêm mận hoặc lê. Bổ sung thêm 1 ounce nước trái cây pha loãng với 1 ounce
nước, hoặc một ít nước trái cây vào vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Bổ sung nước trái cây cho trẻ nhằm tránh táo bón |
Tôi nên làm gì khi con tôi mắc táo bón?
Bên cạnh việc thay đổi khẩu phần ăn của bé, hãy sử dụng một
số mẹo nhỏ dưới đây để cải thiện tình trạng của bé:
- Lắc nhẹ chân của trẻ theo hướng kiểu đạp xe đạp khi trẻ đang nằm ngửa.
- Xoa bóp phần bụng dưới của trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng kiên quyết. Nếu bạn thấy có chỗ nhô cứng hơn chỗ khác, hãy xoa bóp nhiều lần chỗ ấy trong vài phút.
- Nếu bạn thấy bé có vẻ căng thẳng khi đi tiêu, hãy đặt bé vào bồn nước ấm để thư giãn các nhóm cơ.
- Sử dụng một viên glycerin hoặc kích thích trực tràng của trẻ bằng một nhiệt kế trực tràng được bôi trơn để giải quyết táo bón tạm thời, nhưng phải được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu như những phương pháp trên không làm giảm táo bón ở trẻ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị cho bé dùng một liều thuốc nhuận tràng dành riêng cho trẻ nhỏ.
Social Links: