By
Unknown
-
Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015
-
Mỗi đứa trẻ đều trải qua một giai đoạn phát triển riêng, từ việc tập lật người, đến việc tập ngồi, tập nói chuyện, và cả những sự kiện quan trọng khác nữa. Quá trình này được chia thành nhiều cột mốc khác nhau. Đầu tiên hãy đến với cột mốc quan trọng thứ nhất: trẻ tập lật người. Bố mẹ hãy tham khảo các thông tin dưới đây để tìm hiểu xem để hỗ trợ trẻ phát triển theo cách khoa học nhất thì cần làm những gì nhé.
Sau khi trẻ có thể kiểm soát đầu tốt, khoảng thời gian sau đó trẻ bước vào từng giai đoạn hướng đến việc có thể ngồi một mình mà không cần sự hỗ trợ từ phía bố mẹ, bắt đầu thông qua việc tập nghiêng người, sau đó sẽ học được cách lật người và tập nằm sấp. Bố mẹ có thể hỗ trợ cho trẻ theo nhiều cách, có thể từ những việc nhỏ nhất, ví dụ như cỗ vũ khích lệ trẻ.
Khi nào trẻ có thể lật người được?
Trẻ có khả năng nghiêng người qua bên trái, hoặc bên phải nhờ vào sự phối hợp của cơ bụng và lưng vào giai đoạn sớm nhất là khoảng 4 tháng tuổi. Và đến khi trẻ được khoảng 5 tháng tuổi, 6 tháng tuổi thì đã có thể lật người được từ sau ra trước và ngược lại. Tuy nhiên, để có thể làm được điều này, trẻ cần thời gian cho các cơ ở cổ và bắp tay trở nên cứng cáp và vững chãi hơn.
Trẻ học lật người như thế nào?
Lúc trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, khi được đặt nằm úp, chúng sẽ tập quen với việc ngẩng đầu lên và giữ cho vai được vững để dùng sức mạnh ở phần cánh tay giúp chúng ngóc đầu dậy. Điều này sẽ giúp ích khá nhiều trong việc tăng cường cơ bắp cho trẻ và hỗ trợ cho việc tập lật người qua của trẻ sau này. Sẽ tới lúc nào đó, bố mẹ (và cả trẻ) sẽ vô cùng ngạc nhiên vì bỗng dưng một ngày đẹp trời, trẻ có thể tự mình lật người được. (Trẻ lăn tự trái qua phải hay từ phải qua trái đều được xem là không có gì bất thường)
Lúc trẻ được khoảng 5 tháng tuổi, chúng đã có thể nâng đầu lên một cách dễ dàng, hơn nữa còn có thể dùng lực ở cánh tay của mình, cong lưng để nâng ngực và bụng lên khỏi bề mặt (lúc cho trẻ nằm sấp). Và chúng có thể dùng chân đụng tới bụng, 2 chân đá vào nhau và 2 tay thì quơ quơ trong không khí một cách thành thạo.
Tất cả những động tác lúc này giúp trẻ phát triển từ từ các cơ bắp của mình để sau này có thể lật người theo cả 2 chiều, rất có thể giai đoạn này rơi vào lúc trẻ đợc khoảng 6 tháng tuổi. Trong khi hầu hết những đứa trẻ đều phát triển theo trình tự tập nghiêng người, nâng người rồi mới lật thì bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ đốt cháy giai đoạn, chuyển thẳng qua giai đoạn ngồi, trườn và bò. Bố mẹ không nên lo lắng vì đây là những điều hết sức bình thường trong quá trình phát triển cả từng trẻ. Chỉ cần trẻ vẫn tỏ ra hứng thú, quan tâm đến những việc diễn ra xung quanh và học cách khám phá môi trường của mình thì hãy cứ để chúng được tận hưởng theo cách mà chúng lựa chọn.
Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ học cách lật người thông qua những việc nào?
Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ lật qua bằng cách chơi với chúng. Nếu bố mẹ nhận thấy trẻ có thể tự mình nghiêng người qua một cách tự nhiên, bố mẹ có thể kiểm tra thử bằng cách lắc lư trước mặt trẻ món đồ mà chúng yêu thích sau đó kéo nghiêng đồ chơi đó qua 1 phía và kéo ra xa, trẻ sẽ với tay cố gắng lấy món đồ chơi đó, thông có đó có thể tập nghiên người. Hoặc thân thiện hơn, bố mẹ nằm cạnh trẻ với một khoảng cách xa vừa đủ, nếu trẻ muốn được gần bố mẹ, chúng sẽ tự tìm cách nghiêng người qua để đụng vào người bố mẹ. Hãy vỗ tay cổ vũ, hoang nghênh, mỉm cười với trẻ mỗi khi chúng nghiêng người hoặc lật người qua. Những hoạt động nhỏ bé như vậy cũng có thể giúp trẻ cảm thấy việc tập nghiêng và lật người là một niềm vui.
Mặc dù phần lớn trẻ sẽ khó có thể lật người được một cách thành thạo khi ở giai đoạn 5 tháng tuổi, nhưng tốt nhất, bố mẹ vẫn nên giữ trẻ trong tầm tay khi thay tả cho chúng. Không nên bao giờ được để trẻ của bố mẹ, thậm chí chỉ ở độ tuổi sơ sinh, trên một chiếc ghế, chiếc bàn, chiếc giường hay bất cứ đồ vật nào ở một tầm cao nhất định mà không có sự giám sát của bố mẹ. Chắc hẳn là không có bố mẹ nào muốn kỉ niệm lật người đầu tiên của con mình có thể dẫn đến chấn thương nghiêm trọng đâu nhỉ? Vì vậy, hãy hết sức cẩn thận và bảo vệ những thiên thần của mình vào những giai đoạn then chốt như thế này.
Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ không chịu lăn và lật người?
Nếu trẻ không có dấu hiệu muốn lật người ở giai đoạn khoảng 6 tháng tuổi và thay vào đó cũng không có dấu hiệu đốt cháy giai đoạn chuyển sang trườn và bò, bố mẹ nên ẵm trẻ đến gặp bác sĩ khoa nhi.
Tuy rằng mỗi trẻ có một tốc độc phát triển khác nhau, một vài đứa này có thể sẽ nhanh hơn vài đứa khác, tuy nhiên vẫn có những trẻ không thể lật người qua được. Chính vì, bố mẹ cần nhớ kĩ những cột mốc phát triển đáng nhớ dành cho trẻ, không để chúng phát triển quá chậm so với bạn bè cùng trang lứa.
Giai đoạn tiếp theo sau khi trẻ đã có thể tự ngồi là gì ?
Trẻ lúc này đang dần hoàn thiện xương chân, cổ, lưng, cánh tay và các cơ trong lúc trẻ thực hiện các động tác lật. Bây giờ chính là lúc trẻ phối hợp các bộ phận này lại để có thể ngồi được vững và học bò. Quá trình này diễn ra lúc trẻ được khoảng 6 tháng tuổi đến 8 tháng tuổi, vài trẻ có thể sẽ học bò muộn hơn 8 tháng tuổi một tí.
Từ khóa: Cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh: Tập lật người – Cot moc phat trien cua tre so sinh: Tap lat nguoi
Share This:
Kids Center Vietnam
Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.
Social Links: