Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi
Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi?
Trước 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu hiểu được hầu hết những điều mà bố
mẹ nói. Khi bố mẹ thông báo rằng sắp đến giờ ăn, trẻ sẽ chờ đợi và mong ngóng,
nhiều trẻ còn ngoan ngoãn ngồi trên ghế ăn của mình để đợi bố mẹ đem thức ăn
ra. Hay bố mẹ cũng có thể nói với trẻ là mình làm lạc đâu mất chiếc giày, trẻ
sẽ hiểu và bò đi tìm chúng, khi thấy chúng sẽ đưa cho bố mẹ. Lúc đầu thì phản
ứng quá nhanh nhạy này của trẻ có vẻ hơi khác thường và bố mẹ sẽ tự hỏi rằng,
là trẻ thực sự hiểu, hay chỉ là do bố mẹ tự tưởng tượng ra? Bố mẹ hãy yên tâm
rằng đó không phải là tưởng tượng của bố mẹ đâu, bố mẹ cũng nên vui mừng vì
những đặc điểm này chứng tỏ trẻ đang phát triển theo đúng quá trình.
Bước nhảy vọt về sự phát triển này đòi hỏi bố mẹ nên thay đổi
cách trò chuyện với trẻ cũng như là ngôn ngữ và cách nói chuyện đối với mọi
người xung quanh. Ví dụ như khi nói về những chủ đề mà bé có thể quá phấn
khích, bố mẹ có thể điều chỉnh âm lượng cuộc nói chuyện chỉ đủ để 2 người nghe
được, hoặc cũng có thể dùng cách phát âm từng chữ, chẳng hạn như: “Mình có nên
ghé qua để mua K-E-M không anh?”. Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này rất thích trò
chuyện, và khi bố mẹ ngồi nói chuyện với chúng, chúng sẽ tỏ ra rất hào hứng và
phản hồi lại rất nhanh bằng nhiều hình thức như vỗ tay, cười, nói bập bẹ ê a
vài chữ,…
Bố mẹ thường hay cảm thấy trẻ ít nói quá và hay tự mình hát
những bài hát với âm lượng to nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Thật ra không cần
phải khó khăn như vậy, thay vào đó, bố mẹ có thể nói ít thôi nhưng nói chậm rãi
từng từ một, sử dụng những từ ngữ đơn giản và đặc biệt là câu nói phải ngắn
thôi, đừng nói quá dài vì trẻ sẽ không thể tiếp thu kịp. Bố mẹ có thể bắt đầu
bằng việc dạy cho trẻ biết chính xác tên của các bộ phận trên cơ thể như tay,
chân, mặt, mũi, miệng, bụng, đầu gối,…Bằng những cách như vậy, bố mẹ có thể
giúp trẻ giảm tối thiểu sự nhầm lẫn trong ngôn ngữ
Những đặc điểm thể hiện sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi
Hầu hết trẻ ở độ tuổi này thường có thể hiểu rõ được ít nhất 50
từ và có thể đặt 2 từ gần nhau để hiểu 1 câu ngắn, mặc dù nhiều khi không được
chính xác lắm. Vì ngay cả khi đối với những trẻ có trí thông minh vượt trội thì
cũng khó mà có thể nói được nhiều cho tới khi được 2 tuổi. Các bé trai thì
thường phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bé gái. Và bất cứ khi nào trẻ
bắt đầu biết nói, thì sẽ thường là những cái tên hoặc những từ ngữ quen thuộc
và dễ phát âm như “ba, má, anh, ăn,…”
Bố mẹ có thể là những người đầu tiên hiểu được những tiếng mà
trẻ phát ra ban đầu, bởi vì trẻ thường bỏ qua hoặc thay đổi những âm thanh nhất
định. Ví dụ như trẻ rất hay bỏ những phụ âm như d, t, b,…hay các nguyên âm như
o, e, a, i, u, chính do vậy nên khi nghe theo cường điệu âm thanh thì có thể
hiểu được, nhưng nghe rõ thì vẫn chưa được.
Bố mẹ sẽ có thể tìm hiểu thêm để có thể hiểu rõ hơn về lời nói
của trẻ ngày qua ngày, có thể đoán được điều trẻ muốn thông qua cử chỉ của trẻ.
Và dù có làm gì, thì đừng chế nhạo trẻ khi trẻ nói sai, hãy cho trẻ thêm thời
gian để thể hiện điều trẻ muốn nói và sau đó bố mẹ có thể hỏi lại bằng cách
phát âm 1 cách chính xác và chậm rãi từ mà trẻ muốn nói. Bằng cách kiên nhẫn
như vậy, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ phát triển một cách nhanh chóng
Khi trẻ được 18 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu biết nói vài động từ
như “đi, ăn, lên, xuống, trong và ngoài,…”. Và khi được 2 tuổi, trẻ sẽ gần như
làm chủ được lời nói của mình
Lúc đầu, trẻ sẽ tự tạo ra câu nói của riêng mình bằng cách kết
hợp một từ duy nhất cùng với cử chỉ của cơ thể, hoặc trẻ cũng có thể càu nhàu,
lẩm bẩm để thể hiện bố mẹ hiểu không đúng ý của trẻ. Trẻ có thể chỉ vào 1 đồ
vật và nói “bóng” theo cách của riêng trẻ, để bố mẹ có thể hiểu được rằng trẻ
muốn bố mẹ lăng bóng tới cho trẻ. Hoặc trẻ cũng đã biết cách thể hiện thắc mắc
của mình bằng cách lên giọng khi nói ra như một câu hỏi. Và chẳng còn lâu nữa
đâu, trẻ sẽ có thể bắt đầu kết hợp các từ lại với nhau như “uống sữa, ném bóng
hay cái gì,…”. Và khi đã bước vào giai đoạn này thì bố mẹ sẽ còn đối mặt với
nhiều thử thách mới.
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.
Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Từ khóa: phát triển ngôn ngữ cho trẻ 1 tuổi – phat trien ngon ngu cho tre 1 tuoi
Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)
Social Links: