News Ticker

Menu

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


     Những đứa trẻ được khoảng 8 tháng tuổi rất hay tò mò về mọi thứ, nhưng sự tò mò này của trẻ cũng chỉ diễn ra trong một thời gian khá ngắn và trẻ sẽ nhanh chóng chú ý tới những đồ vật hoặc hoạt động khác. Trẻ sẽ thường chơi với những đồ chơi cũ khoảng từ 2 đến 3 phút và ngay sau đó sẽ nhanh chóng quay đi tìm một loại đồ chơi nào đó mới hơn. Vào lúc trẻ được khoảng 11 tháng tuổi, trẻ sẽ có thể kiên nhẫn ngồi một chỗ hẳn 15 phút chỉ để chơi một món đồ chơi đặc biệt thú vị, tuy nhiên thì hầu hết khoảng thời gian còn lại trẻ sẽ dành cho việc hoạt động, chạy nhảy. Chính do vậy, bố mẹ đừng quá kì vọng chỉ trong một thời gian ngắn trẻ sẽ có được sự khác biệt rõ ràng.
     Một sự thật khá trớ trêu rằng, mặc dù ngoài cửa hàng đồ chơi đang ngập tràn những món đồ vừa phù hợp, vừa đẹp mắt, nhưng trẻ lại chỉ thích thú đặc biệt đối với những đồ vật trong nhà mà trẻ không được thường xuyên tiếp xúc như thìa gỗ, khay trứng bằng giấy carton và hộp nhựa với đầy đủ các kích thước và hình dạng khác nhau. Trẻ của bố mẹ sẽ thấy hơi chán với những đồ vật mà trẻ đã biết khá rõ về chúng, nên nếu khi trẻ đã không còn thích thú với hộp sữa bằng kim loại mà trẻ vẫn hay chơi cùng thì bố mẹ có thể làm mới chúng bằng cách bỏ vào đó 1 trái bóng nhỏ, để khi trẻ lắc hộp sữa, có thể tạo ra âm thanh, tạo thêm sự thích thú mới cho trẻ. Những chi tiết nhỏ như vậy dần dần sẽ dạy cho trẻ cách nhận biết được dù chỉ là 1 khác biệt rất nhỏ của những đối tượng quen thuộc. Bên cạnh đó, khi bố mẹ chọn đồ chơi cho trẻ, cần lưu tâm nhiều vào các vấn đề như không nên đưa quá nhiều đồ chơi cho trẻ trong một lúc, vì như vậy sẽ khiến trẻ nhanh thấy chán và buồn bực. Và thay vì chỉ nhìn, bố mẹ nên tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trực tiếp chạm vào và được tiếp xúc một cách trực tiếp với


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi


     Thường thì trẻ sẽ không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ trong việc khám phá mọi thứ xung quanh, vì thực tế thì khi trẻ cảm thấy đã có đủ thông tin về đồ vật, trẻ sẽ tự mình tìm hiểu chúng thông qua việc tiếp xúc và chơi với chúng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu lục lọi trong ngăn kéo, tủ quần áo và thậm chí là tủ bếp. Trẻ sẽ rất hứng thú khi được trực tiếp chạm tay vào những đồ vật mà ngày thường bố mẹ hay cấm đoán chúng. Cũng chính vì đặc điểm này, bố mẹ cần đặc biệt chú ý không nên để bất cứ đồ vật nào có thể làm tổn thương trẻ ở những nơi như vậy và phải để mắt đến trẻ bất cứ lúc nào trẻ muốn tiếp cận tới những vị trí không an toàn. Trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy mệt với việc lăn lộn, mày mò tìm hiểu và tập cách cư xử đối với những đồ chơi mà trẻ thích thú. Đây có vẻ là một phương phá ngẫu nhiên đối với bố mẹ nhưng đây lại là một trong những cách tự nhiên nhất để trẻ tìm hiểu được cách mà thế giới xung quanh chúng được vận hành. Trẻ lúc này thực sự rất giống một nhà khoa học, trẻ bắt đầu quan sát các thuộc tính của các đồ vật và từ quan sát của mình, trẻ dần hình thành các ý tưởng về hình dạng, kết cấu và kích cỡ của đồ vật. Trẻ sẽ bắt đầu hiểu được rằng chỉ có vài thứ là có thể ăn được, số còn lại thì không, tuy vậy thì trẻ vẫn sẽ đưa mọi thứ trên tay vào miệng để kiểm tra lần nữa. Thêm một lưu ý cần gửi đến những bậc phụ huynh nữa đó chính là nên kiểm tra xem những đồ vật trẻ cầm trên tay có quá nhỏ không, nếu vừa miệng và trẻ có khả năng nuốt phải thì nên loại bỏ ngay.
     Những quan sát của trẻ vẫn được tiếp tục, và sự kéo dài này khiến trẻ khám phá được ngày càng nhiều điều thú vị hơn. Trẻ sẽ biết thêm được rằng, những đồ vật dù có ra khỏi tầm mắt của chúng thì vẫn sẽ tồn tại đâu đó xung quanh. Lúc trẻ tròn 8 tháng, khi bố mẹ giấu những đồ chơi của trẻ bằng cách che chúng đi bằng một tấm vải, trẻ sẽ biết cách kéo tấm vải lên và tìm kiếm những đồ vật bên dưới tấm vải đó. Phản ứng này đôi khi đã xảy ra khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi, nếu trẻ phát triển nhanh vượt trội. Nhưng nếu sau khi giấu dưới tấm vải, bố mẹ lén di chuyển chúng đi chỗ khác trong lúc trẻ không nhìn thấy thì trẻ lúc này có thể bị bối rối. Đây chính là mặt còn hạn chế của những trẻ 8 tháng tuổi này. Đến 10 tháng tuổi, trẻ gần như chắc chắn rằng đồ chơi vẫn tồn tại nên sẽ không ngừng tìm kiếm chúng. Bằng cách thay đổi đồ chơi cho trẻ liên tục, bố mẹ có thể duy trì sự thích thú của trẻ đối với đồ chơi trong thời gian rất lâu.
     Lúc trẻ tròn 1 tuổi, trẻ nhận thức được rằng đồ vật không chỉ có tên mà còn có những chức năng riêng rất cụ thể. Trẻ lúc này cũng dần hoàn thiện về trí tuệ và trí tưởng tượng. Ví dụ, nếu bố mẹ đưa cho trẻ một chiếc điện thoại di động đồ chơi, nếu là trước kia trẻ sẽ giải trí bằng cách nhai, chà, đập,…thì lúc này trẻ lại áp chúng lên tai và nói ê a. Đơn giản bởi vì lúc này trẻ đã ghi nhớ được hình ảnh của bố mẹ mình lúc sử dụng chúng và giờ thì chúng bắt chước theo. Bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện những việc tương tự như thế này bằng cách đưa cho trẻ cái lược, bàn chải đánh răng, cốc, thìa,…và vỗ tay khen ngợi khi trẻ thực hiện đúng chức năng của đồ vật.


Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam


Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi
Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi


Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre tu 8 – 12 thang tuoi - phát triển trí tuệ cho trẻ 9 tháng - 10 tháng - 11 tháng tuổi - phat trien tri tue cho tre 9 thang - 10 thang - 11 thang tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)



Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.