Các tiêu chuẩn đồ chơi cho trẻ bố mẹ cần chú ý
Làm bố mẹ, ai ai
cũng muốn con mình được trải nghiệm những điều tốt nhất, đẹp nhất, nhưng đồng
thời cũng phải an toàn nhất. Không giống như người lớn, sức khoẻ cũng như sức đề
kháng của trẻ còn non và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu ngoại vi như sự thay đổi của
thời tiết, mầm bệnh, vi khuẩn… trong đó đồ chơi là một trong những vật thể gần
gũi và hay tiếp xúc với trẻ nhất. Chính vì lí do trẻ hay cầm nắm, chơi đùa, thậm
chí là…ngậm vào miệng, các bậc cha mẹ nên chú ý, quan tâm đến những tiêu chuẩn
chất lượng an toàn ngay từ lúc mua đồ chơi cho trẻ, nhằm ngăn chặn triệt để những
yếu tố gây hại ngay từ đầu. Ngày nay, ngoài những loại đồ chơi chính hãng có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, trên thị trường còn xuất hiện cả những sản phẩm đồ
chơi không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Điều đáng quan ngại
là những mẫu đồ chơi đó có thiết kế rất đẹp mắt, dễ thu hút trẻ, khi nhìn hoặc
chạm vào khó đoán biết được chất lượng thật sự của nó. Vậy, khi mua đồ chơi cho
trẻ, bố mẹ cần chú ý những tiêu chuẩn nào để có thể an tâm khi cho con chơi đùa
với những sản phẩm ấy?
Thương hiệu
Đây là yếu tố cần
quan tâm hàng đầu mỗi khi bố mẹ quyết định chọn mua đồ chơi cho con. Bố mẹ nên
ưu tiên chọn những món đồ chơi từ các hãng sản xuất lớn, có uy tín, đã từng đạt
được nhiều giải thưởng về đồ chơi cho trẻ hoặc đã được đề xuất bởi những trang
tin hàng đầu. Đối với các hãng sản xuất ngoài nước, cần chú ý đến yếu tố phân
phối chính hãng, nghĩa là đã chính thức có mặt tại Việt Nam hoặc được nhượng
quyền cung cấp bởi những nhà nhập khẩu trong nước. Trước khi mua hàng, bố mẹ cần
tập và làm quen với thao tác tìm kiếm thông tin về các hãng sản xuất qua mạng,
nhằm đảm bảo niềm tin của mình vào công ty ấy là chính xác, không đặt nhầm chỗ.
Thêm nữa, nên tìm mua sản phẩm ở các showroom, nhà phân phối có địa chỉ rõ
ràng, có chế độ bảo hành, hậu mãi tốt nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro mua sắm.
Thương hiệu Learning Resources của Mỹ |
Chất lượng
Chất lượng là yếu
tố rất khó nhận biết nếu chỉ cầm nắm và nhận xét ban đầu. Lời khuyên là đầu
tiên, hãy tra cứu trên các công cụ tìm kiếm, xem xét các đánh giá, nhận xét về
sản phẩm của các bậc cha mẹ khác có tích cực hay không, rồi sau đó sẽ tiến hành
tìm kiếm thông tin trên các trang báo mạng. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ xong xuôi,
bố mẹ cần đến trực tiếp các shop hoặc showroom nhằm tận mắt trải nghiệm trực tiếp
sản phẩm. Thiết kế có chắc chắn hay không, màu sắc có tốt, có giống như quảng
bá hay không, các chức năng có sử dụng tốt hay không. Đặc biệt, bố mẹ cần quan
tâm đến chất liệu tạo nên đồ chơi ấy, bằng nhựa hay gỗ, bằng sắt hay nhôm kim
loại… Chất liệu ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm chơi của trẻ,
còn chứa đựng các yếu tố khác như độ an toàn, độ kháng ẩm, độ bền… của sản phẩm.
Đồ chơi gỗ thân thiện với bàn tay non nớt của trẻ |
Bao bì
Nghe có vẻ lạ,
tuy nhiên bao bì cũng là yếu tố quan trọng trong việc chọn mua, khi đa số các
loại đồ chơi trên thị trường hiện nay chỉ được đóng gói bằng bao nilon sơ sài,
đơn giản. Nếu là một món đồ chơi tốt, được nhà sản xuất chú trọng, bao bì sản
phẩm sẽ được thiết kế rất bắt mắt, chắc chắn, thậm chí chỉ bằng bao nilon nhưng
được ép chặt cực kì tinh tế. Bao bì sản phẩm cần có thông tin được in rõ ràng,
như tên công ty sản xuất/nhập khẩu, tên món đồ chơi, thành phần/chất liệu cấu tạo,
hướng dẫn cách chơi, số lô, tiêu chuẩn an toàn, thời hạn sử dụng…
Đồ chơi ít nhất phải được tích hợp một kỹ năng nào đó
Ngày nay, đồ
chơi không chỉ được sản xuất nhằm mục đích “mua vui” cho trẻ, mà còn được tích
hợp một số kỹ năng cần thiết hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Các kỹ năng
có thể kể đến như: kỹ năng vận động, kỹ năng tư duy/sáng tạo, kỹ năng phân
tích/xử lý vấn đề… Một số mẫu đồ chơi đặc trưng cho các kỹ năng như cát Kinetic
Sand, Lego, mô hình bánh răng Gears! Gears! Gears!, đồ chơi xe Speedy…
Gears! Gears! Gears! là món đồ chơi kích thích tư duy sáng tạo tuyệt vời |
Social Links: