News Ticker

Menu

Cột mốc phát triển của trẻ 7 tháng tuổi: Tuần 2

Con bạn phát triển như thế nào?

Từ lúc này, bạn đã có thể nói cho bé biết rằng cái điện thoại không phải là một thứ đồ chơi, cái trống lắc không phải để ném, và mái tóc của chị gái không phải để kéo, giựt. Ở độ tuổi này, con của bạn có thể bắt đầu muốn thử sự uy quyền của bạn trong nhà, bằng cách không làm theo những hướng dẫn của bạn. Thật ra bé không phải không nghe lời hay quá bướng bỉnh, mà chỉ là để thoả mãn sự tò mò mà thôi!
Hãy nhớ rằng bé không thể nhớ những thứ mà bạn đã nói với bé trước đó vài giây, trong cùng một thời điểm. Cách tốt nhất bây giờ là hãy nói “không” và đánh lạc hướng sự chú ý của bé.

Không phải trẻ bướng bỉnh, mà chỉ muốn "thử" mẹ mà thôi!

Cuộc sống của mẹ: Tự chăm sóc cho bản thân

Phải chăm sóc một thiên thần nhỏ 24/7 hay phải vội vã từ công ty trở về nhà có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi. Dưới đây là một số lời khuyên “chưa bao giờ lỗi thời” dành cho bạn:

  • Sống lành mạnh. Đừng tiết chế dinh dưỡng đối với bản thân – cho dù bạn có bị sụt cân hay không. Tránh các loại thực phẩm chứa caffeine và cồn, bởi tính chất an thần của chúng chỉ có tác dụng tạm thời và nhanh chóng khiến bạn cảm thấy tệ hơn mà thôi. Bên cạnh đó, hãy theo đuổi các bài tập thể dục nhẹ nhàng một vài lần mỗi tuần, thậm chí chỉ việc đi bộ một chút sau khi từ công ty về nhà cũng sẽ khiến bạn trở nên thoải mái hơn. Mỗi ngày, hãy cho phép bản thân được ngủ nhiều hơn một chút, bao gồm cả việc ngủ trưa nếu có thể. Và hãy rửa sạch tay cũng như tránh dụi mắt nhằm ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là khi con của bạn tiếp xúc nhiều với các em bé khác.


Ngủ nhiều hơn một chút, nên ngủ trưa nếu có thể!

  • Dạo chơi ngoài trời. Tận hưởng bầu không khí trong lành bằng việc đi dạo ngoài trời hay trong công viên. Con bạn vẫn còn nhỏ, vì thế hãy bế và chăm sóc bé cho đến khi bé tự đi được. Song song đó, hãy mạo hiểm một chút: cùng bạn bè đi chơi xa để trò chuyện cùng nhau, hoặc cho phép bạn làm những việc khác mà bạn đã bỏ quên.


Dạo chơi ngoài trời với trẻ

  • Nuông chiều bản thân bạn. Đi massage ở spa, làm mặt, cắt giũa móng tay hoặc những việc khiến bạn trở nên đẹp hơn. Thư giãn trong bồn tắm cũng là một cách nuông chiều bản thân rất tuyệt vời.


Massage là phương pháp thư giãn cực kỳ tốt

  • Đến các trung tâm sức khoẻ. Cân nhắc các trung tâm yoga, lớp tập căng duỗi, tập thở sâu, hoặc các bài tập thư giãn khác.


Tập yoga...

3 câu hỏi về: Chứng thiếu máu

Chứng thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng xảy ra khi máu trong cơ thể bị sụt giảm một lượng hemoglobin (một loại sắc tố đỏ mang oxy đến các mô, đồng thời đào thải các chất cặn và CO2 ra ngoài).
Thiếu máu có nhiều nguyên do, trong đó bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, rối loạn di truyền, do thuốc men, nhiễm trùng và các bệnh mãn tính. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh là do thiếu sắt , bởi chế độ dinh dưỡng của bé không chứa đủ chất sắt, bé không có khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm đúng cách hoặc do mất máu liên tục (trong đường ruột là một ví dụ).
Một số loại thiếu máu do di truyền, chẳng hạn như chứng thiếu máu tế bào hình lưỡi liềm gây rối loạn nghiêm trọng, mà nguyên nhân là do sự bất thường trong lượng hemoglobin. Chứng thiếu máu tế bào hình lưỡi liềm được bắt gặp nhiều nhất ở người Mỹ gốc Phi.
Mặc dù chứng thiếu máu thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhưng với trẻ sinh đủ tháng cũng cần phải chú ý cung cấp thêm lượng sắt cho bé. Trong 6 tháng đầu đời, nồng độ sắt trong máu của các bé sẽ bị giảm đi, cần phải được bổ sung đầy đủ. Từ 9-13 tháng, con bạn cần phải được đưa đi kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu, nhằm tầm soát và ngăn ngừa chứng bệnh này.

Thiếu hụt hồng cầu dẫn đến thiếu máu

Những triệu chứng của bệnh thiếu máu là gì?

Các triệu chứng của bệnh thiếu máu bao gồm mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, môi xanh xao, mắt và miệng có màng, và ở dưới móng tay. Các hậu quả nghiêm trọng hơn bao gồm khó thở, bệnh tim, các vấn đề về thể chất và tinh thần, và nhạy cảm nhiều hơn dẫn đến ngộ độc.
Nếu xét nghiệm và kết quả chỉ ra rằng trẻ thiếu hụt nồng độ sắt trong máu, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ và bổ sung chất sắt. Bổ sung hàm lượng sắt vừa đủ cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh quá liều gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bé.

Tôi có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu cho con như thế nào?

Bạn có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt cho bé bằng cách bổ sung một lượng sắt đầy đủ. Sau đây là các việc bạn nên làm:
  • Xét xem con bạn có nguy cơ bị thiếu máu hay không. Các dấu hiệu bao gồm trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân, chế độ dinh dưỡng của bạn trong quá trình cho con bú thiếu sắt, hoặc trong chế độ ăn của bé thiếu công thức tăng cường chất sắt. Nếu bạn quan tâm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bé rằng có cần điều chỉnh chế độ ăn hay bổ sung dinh dưỡng hay không.
  • Cho bé bú càng lâu càng tốt. Sữa mẹ có chứa một hàm lượng sắt đặc biệt dễ hấp thu hơn so với các thực phẩm thông thường.
  • Đừng cho bé uống sữa bò trước khi 1 tuổi. Sữa bò chứa ít chất sắt và có thể gây kích ứng niêm mạc ruột của bé, gây thiếu sắt theo thời gian.
  • Cho trẻ uống ngũ cốc nhằm tăng cường lượng sắt trong cơ thể, bắt đầu trong khoảng 8 tháng. Một số loại thực phẩm giàu sắt như đậu, rau bina, lòng đỏ trứng, thịt nạc, thịt gia cầm và cá…cũng rất tốt cho sức khoẻ của bé.
  • Cho trẻ dùng thực phẩm giàu vitamin C giúp hấp thụ tốt chất sắt. Một số lựa chọn cần thiết bao gồm ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa đỏ, bông cải xanh, dâu tây và cam.
    Dùng nhiều thực phẩm giàu vitamin C





Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.