News Ticker

Menu

Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển? (phần 1)


Việc thuận tay của trẻ đóng vai trò rất lớn trong cuộc sống hằng ngày cũng như một phần thể hiện con người và trí tuệ của trẻ sau này. Vậy, làm thế nào để xác định trẻ của bố mẹ thuận tay bên nào, điều này chứng tỏ những gì và bố mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ phát triển một cách tốt nhất dù cho con mình có thuận tay bên nào? Hãy cùng trả lời những câu hỏi này thông qua những thông tin hữu ích dưới đây:

Trẻ của bạn thuận bên nào?

Khi trẻ vừa mới được sinh ra, bác sĩ thực hiện các bước kiểm tra nhanh như: có đủ 10 ngón tay, 10 ngón chân hay một cơ thể cân đối và bình thường hay không. Khi trẻ lớn lên một tí, bố mẹ và bác sĩ lại chỉ hi vọng rằng  các phản xạ, cơ bắp và các động tác vận động của trẻ phát triển một cách cân bằng ở hai nửa cơ thể của trẻ.

Nhưng việc một đứa trẻ có thể nắm bàn tay bên này chặt hơn bàn tay bên kia, hay có thể vung vẫy một cánh tay mạnh hơn, hoặc chỉ thường xuyên quay đầu về một bên không phải là những hiện tượng hiếm gặp. Chúng ta có thể nói một cách nôm na và dễ hiểu rằng đứa trẻ này thuận bên phải, hoặc bên trái.

Mặc dù điều này không chính xác được xem là khoa học, tuy nhiên, việc trẻ thuận bên nào có thể được xác định kể từ khi còn là một đứa trẻ. Vậy, tại sao?

Việc thuận tay: Điều này có phải bắt nguồn từ sự điều khiển của não bộ?


Các nhà khoa học cho rằng, việc trẻ thuận tay bên nào là có một sự liên quan mật thiết đến não bộ. Những chức năng khác nhau của bộ não được bắt nguồn từ từng bộ phận khác nhau của não.

Trong quá trình phát triển của bào thai, khi não và tủy sống được hình thành, các dây thần kinh bắt đầu nối từ một bán cầu của não tới khắp cơ thể và kết nối với các cơ bắp trên cơ thể. Bán cầu não phải điều khiển các cơ bắp ở phía bên trái và bán cầu não trái điều khiển sự hoạt động của các cơ bên phải cơ thể.

Đối với những người thuận tay phải, họ có bán cầu não trái phát triển mạng lưới thần kinh tốt hơn, hỗ trợ cho sự phát triển các động tác vận động và sự phát triển của các cơ bên đó. Còn đối với những người thuận tay trái thì ngược lại.

Làm thế nào để giúp trẻ phát triển các động tác vận động?


Động tác vận động liên quan mật thiết đến sự chuyển động của các cơ bắp trên toàn bộ cơ thể. Ví dụ như các động tác vận động thô sẽ bao gồm những gì liên quan đến sự di chuyển như đi bộ, nhảy múa, bơi lội. Các động tác vận động được mô tả từ những động tác đơn giản nhất như sự co bóp của bàn tay, cổ tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân, môi và lưỡi. Các động tác vận động và trí tuệ phát triển một cách song song cùng nhau. Có rất nhiều hoạt động và suy nghĩ phụ thuộc vào sự phối hợp giữa chúng. Đối với trẻ sơ sinh: Đây là độ tuổi mà ít có sự kiểm soát đối với các bộ phận trên cơ thể của chúng, thường 2 bàn tay sẽ nắm chặt lại. Cử động của bàn tay chịu sự điều khiển từ phản xạ không có điều kiện. Ví dụ, nếu bố mẹ đặt vào tay trẻ sơ sinh một đồ vật, ban đầu chúng sẽ nắm chặt lấy nó như một thói quen nhưng lát sau chúng sẽ mở lòng bàn tay ra như để thư giãn các ngón tay mà không nhằm mục đích để giữ đồ vật trong tay chúng. Trẻ sơ sinh cũng chưa có được nhận thức về sự xuất hiện và biến mất của các đối tượng xung quanh chúng. Thông thường, trẻ sẽ cố gắng cầm nắm các đồ vật khi được 1 tháng tuổi và chỉ bắt đầu để ý đến bàn tay của mình khi được 2 tháng tuổi

Từ 2 đến 4 tháng, trẻ bắt đầu học cách phối hợp tay, mắt và các cơ bắp trên cơ thể. Khi trẻ nhìn thấy một đối tượng nào đó, chúng sẽ cố gắng bắt lấy, nhưng thường không thành công.

Khi trẻ được 5 tháng, trẻ có thể cầm nắm được hầu hết các đồ vật mà không cần nhìn và định vị vị trí của bàn tay chúng. Đây là một trong những cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc về các động tác vận động ở trẻ, mặc dù giai đoạn này vẫn còn khá vụng về. Độ tuổi càng lớn, trẻ càng có sự háo hức khám phá và tìm hiểu, dần dần, trẻ không chỉ cầm nắm các đồ vật mà còn thực hiện nhiều động tác thậm chí còn phức tạp hơn như vậy. Việc trẻ hay cho đồ ăn vào miệng như “thăm dò” chúng cũng là một trong những hành động hiển nhiên sẽ xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ.

Đến khi trẻ được 9 tháng tuổi, hầu hết những đứa trẻ sẽ bắt lấy những đồ vật bằng tay phải, thậm chí dù cho món đồ chơi đó có nằm ở phía bên trái của chúng. Tuy nhiên đôi lúc trẻ cũng vẫn còn sử dụng tay không thuận của chúng trong một khoảng thời gian tới.

Lúc trẻ tròn 1 tuổi, trẻ đã có thể cầm các đồ vật, đồ chơi bằng cả 2 tay, sờ nắm chúng và dùng 1 ngón tay để chọc chọc vào đồ chơi một cách thành thạo. Một điều đặc biệt mà các bậc phụ huynh nên để ý, đó chính là một vài đứa trẻ có thể giữ được đồ vật chỉ với ngón tay cái và ngón tay trỏ khi trẻ vừa tròn 12 tháng tuổi. Việc này là một dấu hiệu tích cực thể hiện trẻ có khả năng thao tác dễ dàng trong việc cầm nắm một đồ vật và thả chúng ra, việc này diễn ra khá đơn giản và tự nhiên. Lúc được 12 tháng tuổi, trẻ có sở thích bốc 1 đồ vật rồi bỏ vào rổ, lần lượt lần lượt như vậy như một nhiệm vụ. Điều này là một thói quen tốt, đôi khi trẻ có thể dọn dẹp những món đồ mà chúng bày bừa ra.

Đối với trẻ đang tập đi:Trẻ sẽ tiếp tục tăng cường các bắp tay và ngón tay. Chúng sẽ phát triển khả năng sử dụng các ngón tay của mình một cách độc lập như xoắn, kéo, chọc, đẩy và kiểm soát chúng tốt hơn. Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể lật được các trang sách và cầm trong nắm tay nhiều chiếc bút chì màu cùng 1 lúc.

Khi trẻ được khoảng 15 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều có thể tự ăn uống một cách khá dễ dàng bằng muỗng, cầm nắm được các đồ vật một cách suông sẻ mà không cần nỗ lực nhiều. Trẻ còn có thể cầm cùng lúc 2 đồ vật trong tay và có thể chồng xếp được vài miếng ghép đơn giản.

Khi tròn 30 tháng tuổi, trẻ đã có thể nghệch ngoạc cầm được một cây viết và quẹt lên giấy. Chúng còn có thể đồ nước ra khỏi một cái li, tháo vớ và giày ra khỏi chân và bật, tắt vòi nước sau khi rửa tay.

Trong thời gian này, trẻ bắt đầu thể hiện một sự tiến bộ rõ rệt, chúng thực hiện các động tác như một quán tính, thói quen chứ không còn là một sự gượng ép thực hiện. Điều này được thể hiện rõ ràng hơn trong quá trình trẻ chơi bóng, cầm muỗng ăn cơm, lật một trang sách hay chơi đẩy xe trên sàn nhà,…

Đối vởi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo:Hệ thống thần kinh của những trẻ đang ở độ tuổi này vẫn đang phất triển và hoàn thiện, đây là giai đoạn bên trong trẻ, bộ não điều khiển các bộ phận thực hiện những động tác phức tạp hơn.

Khi trẻ được 4 tuổi hoặc 5 tuổi, hầu hết chúng đã có thể thực hiện được tất cả các động tác từ đơn giản đến phức tạp. Những hoạt động này bao gồm, vẽ một hình dạng xác định, có ý nghĩa, xâu chuỗi hạt, cắt bằng kéo, mặc vào tháo ra các bộ quần áo trên người búp bê, mở cửa, gấp giấy tạo hình ảnh,…Đây là một trong những giai đoạn bắt buộc phải có để củng cố cử động bàn tay ở trẻ.

Như những ví dụ cụ thể ở trên, bố mẹ cần chú ý để đưa cho trẻ những đồ vật phù hợp. Ví dụ như đối với những trẻ thuận tay trái, bố mẹ cần mua cho trẻ loại kéo chuyên dụng dành cho người thuận tay trái.

Bởi vì trẻ ở độ tuổi mẫu giáo vẫn còn đang phát triển các cơ bắp nhỏ và sự phối hợp giữa tay và mắt, vì vậy ở độ tuổi này, bố mẹ cũng đừng nên thúc ép quá nhiều về việc dạy cho trẻ học viết. Trẻ ở độ tuổi này thường chưa thực sự chuẩn bị cho việc tập viết chữ một cách chính xác và gọn gàng. Thay vào đó, bố mẹ có thể tập dần dần cho trẻ, bắt đầu với việc tập viết từ từ và nhẹ nhàng, giúp trẻ nhận ra rằng mỗi người đều có một kĩ năng khác nhau và có một mức độ phát triển độc đáo.

Hiện nay có rất nhiều loại công cụ hỗ trợ tập viết cho trẻ, giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tập đọc và tập viết. Một vài giáo viên bắt đầu dạy chữ cho trẻ bằng cách chuẩn bị sẵn những tờ giấy có viết chữ cái và cho trẻ nhận dạng rồi lấy chữ đó dán lên bảng, điều này dành cho người mới học chữ là rất tốt vì nó đòi hỏi một sức mạnh cơ bắp ít hơn nhưng vẫn phải tập trung rất nhiều. Một vài giáo viên khác lại bắt đầu với hộp bút chì màu, điều này thì đòi hỏi trẻ phải sử dụng sức mạnh của cơ bắp nhiều hơn, dành cho những trẻ lớn hơn một tí. Dù là bằng cách nào, chỉ cần đảm bảo rằng, bố mẹ và giáo viên đã cung cấp cho trẻ những công cụ phù hợp, khuyến khích trẻ học vẽ, học tô màu trước khi bắt ép trẻ học cách viết chữ.

Khi trẻ đang tập trung vào các từ và ngữ, công việc của bố mẹ là chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ hỗ trợ trẻ, quan sát trẻ giúp đỡ kịp thời. Nói tóm lại, hãy bắt đầu bằng bút đánh dấu và bút chì màu, vì nó sẽ tạo cảm giác dễ dàng cho những người mới bắt đầu học chữ như trẻ ở độ tuổi này.

Đối với trẻ ở độ tuổi đến trường: Khi trẻ được 5 tuổi, trẻ sẽ phát triển được các động tác vận động tốt hơn bao giờ hết, và sự phát triển của tay, bàn tay, ngón tay của trẻ cũng vô cùng phù hợp đối với hầu hết các thử thách. Trẻ lúc này đã có khả năng vẻ hoàn chỉnh được hình dáng người, cắt dán các hình ảnh bằng kéo, vẽ hoặc viết theo một hình ảnh có sẵn, thắt và tháo nút, kéo dây kéo, sao chép các chữ cái. Một vài trẻ còn có khả năng chơi đàn piano, xây tháp mô hình, đan, móc và may, thậm chí còn có thể sử dụng bàn phím và chuột máy tính, giúp đỡ bố mẹ công việc nhà như quén dọn, lau chùi, rửa chén.

Trẻ ở độ tuổi này (cũng gần như thanh thiếu niên và người lớn) được trải nghiệm khá nhiều với những điều mới mẻ. Và các nhà nghiên cứu học cho rằng, việc này rất hữu ích để duy trì chức năng của bộ não và sự khéo léo cho trẻ.

Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển?


Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển?



Từ khóa: Việc thuận tay của trẻ có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phát triển ? – Viec thuan tay cua tre co anh huong nhu the nao den qua trinh phat trien ?
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)


Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.