Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi
Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi
Trước khi được 2 tuổi, trẻ nằm ở giữa giai đoạn
chuyển đổi giữa việc hoạt động độc lập và bám chặt lấy bố mẹ. Lúc này, nhiều trẻ
đã biết đi, và nhờ vậy, trẻ phát triển về thể chất ngày càng tốt hơn, hơn nữa,
trẻ còn rất khỏe, trẻ có thể chơi cả ngày mà không biết mệt và còn kiểm soát được
cơ thể của mình một cách tốt hơn. Tuy nhiên, cùng lúc này, trẻ vẫn chưa thực sự
thoải mái với suy nghĩ rằng trẻ là một cá thể riêng biệt và tất cả mọi người
xung quanh trẻ cũng vậy. Đó chính là lý do vì sao, mỗi khi trẻ đau ốm hay mệt mỏi,
trẻ sẽ không tự xoa dịu bản thân mà luôn đòi hỏi, mong muốn có bố mẹ bên cạnh để
vỗ về, an ủi trẻ để trẻ không cảm thấy cô đơn.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ 1 tuổi
- Bố mẹ sẽ không thể lường trước được các hành động đột ngột của trẻ, ví dụ như không thể biết trước khi nào trẻ muốn tuột khỏi tay bố mẹ hay khi nào lại muốn sà vào lòng bố mẹ cả. Từ lúc này, trẻ sẽ dần thay đổi tính cách của mình, từ việc phụ thuộc vào bố mẹ chuyển sang từ từ trở nên độc lập hơn. Thỉnh thoảng, bố mẹ cũng sẽ thấy được những phản ứng lộn xộn và mâu thuẫn của trẻ, ví dụ như: Bố mẹ đang thích thú vì trẻ tiến tới ôm mình, thì ngay sau đó, trẻ lại khó chịu và rên rỉ để được bố mẹ bỏ ra để trẻ được tự hoạt động. Người ta gọi đây là thời kỳ “trưởng thành đầu tiên” của trẻ.
- Giai đoạn này phản ánh được rất nhiều cảm xúc phức tạp của trẻ, và sự phức tạp này sẽ cứ ngày càng tăng lên theo thời gian, nhưng bố mẹ đừng lo lắng, đó là bước phát triển tất yếu mà trẻ nào cũng sẽ trải qua. Bố mẹ chỉ cần nhớ rằng, cách tốt nhất để giúp trẻ lấy lại bình tĩnh đó chính là cho trẻ một sự quan tâm và chú ý bất cứ khi nào trẻ cần. Việc bất thình lình để trẻ tự mình độc lập sẽ chỉ khiến trẻ cảm thấy thiếu thốn và không an toàn mà thôi.
- Việc quản lý trẻ ở một cự ly nhất định sẽ giúp trẻ tự lập hơn. Mặc dù trẻ vẫn sẽ còn chịu một chút sự lo lắng rằng mình sẽ bị tách ra khỏi bố mẹ, tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên tập dần cho trẻ lúc ở một mình, bắt đầu với chỉ vài phút để trẻ tự lập, và sau đó từ từ nâng thời gian đó lên, trẻ sẽ dần quen và không quá bỡ ngỡ với điều mới lạ này. Có thể bố mẹ sẽ còn buồn hơn cả trẻ trong quá trình tập tách trẻ ra như vậy, nhưng đừng thể hiện điều đó trước mặt trẻ. Nếu trẻ nghĩ rằng việc trẻ vòi vĩnh khóc lóc sẽ giúp bố mẹ ở lại thì trong tương lai trẻ sẽ cứ tiếp tục hành động phiền phức như thế trong những trường hợp tương tự.
- Bố mẹ có thể lẳng lặng bước đi chỗ khác lúc trẻ đang tập trung chơi thứ nào đó, những lúc như vậy trẻ sẽ không phát hiện ra việc bố mẹ đang biến mất đâu. Và tới khi trẻ phát hiện ra, ngay từ những tiếng í ới tìm kiếm đầu tiên, bố mẹ nên bước ra chào trẻ nhiệt tình và trao cho trẻ những nụ hôn thương yêu để xoa dịu trẻ. Sau đó bố mẹ có thể bắt đầu công việc của mình ngay cạnh trẻ và để trẻ tự chơi một mình. Việc xác lập ý thức rằng bố mẹ chắc chắn sẽ trở lại và vẫn yêu thương trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.
Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam
Từ khóa: phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ 1 tuổi – phat trien cam xuc và ky nang giao tiep cho tre 1 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
Social Links: