Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi
Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi ?
Đây là giai đoạn não trẻ bắt đầu tiếp thu ngôn ngữ. Lúc mới ra
đời, trẻ đã cảm nhận được âm thanh qua cách nghe mọi người giao tiếp với nhau.
Lúc đầu trẻ sẽ rất để tâm tới những chỗ mà bố mẹ nhấn giọng và độ lớn của âm
thanh mà bố mẹ tạo ra. Khi bố mẹ nói chuyện nhẹ nhàng với trẻ, trẻ sẽ ngừng
khóc vì trẻ cảm nhận được rằng bố mẹ đang muốn an ủi trẻ. Ngược lại, nếu bố
hoặc mẹ la to vì tức giận, trẻ sẽ mếu rồi khóc, vì cảm thấy mình đã làm điều gì
đó sai. Khi tròn 4 tháng tuổi, trẻ sẽ không chỉ nhận ra giọng nói của bố mẹ mà
còn nhận ra từng âm thanh riêng biệt do bố mẹ tạo ra. Trẻ sẽ lắng nghe các
nguyên âm và phụ âm một cách rõ nét và dần dần cảm nhận được sự kết hợp của các
âm tiết, từ và câu.
Bên cạnh việc ngồi nghe các âm thanh phát ra, trẻ còn rất muốn
tự mình tạo ra âm thanh đó. Đầu tiên là tạo ra âm thanh bằng tiếng khóc, khi
ngày càng lớn, chúng sẽ tạo ra những âm thanh khác biệt hơn. Từ 5 tháng tuổi
trở đi, trẻ sẽ bắt đầu bi bô “a…a…” suốt ngày, với tông giọng và cách nhấn nhá
phù hợp với những gì trẻ đã từng được nghe từ nhỏ. Mặc dù lúc mới nghe thấy có
vẻ những tiếng này của trẻ có vẻ vô nghĩa nhưng nếu bố mẹ để ý kỹ sẽ thấy trẻ
lên giọng xuống giọng như thể yêu cầu hoặc hỏi bố mẹ 1 điều gì đó. Bố mẹ hãy
khuyến khích trẻ làm điều này bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng trẻ. Khi
trẻ nói 1 âm tiết dễ nhận biết, bố mẹ hãy lặp lại bằng 1 từ đơn giản khác chứa
âm tiết đó để trẻ nói theo và lặp đi lặp lại nhiều lần từ có âm tiết đó, như
vậy trẻ sẽ nhanh thích nghi với các từ ngữ có nghĩa hơn. Ví dụ như khi trẻ nói
“a” bố mẹ có thể lặp lại cho trẻ “ba”, “bà”, “cá”,…
Sự tham gia của bố mẹ vào việc phát triển ngôn ngữ của trẻ đóng
vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là khi trẻ được khoảng 6 tháng hoặc 7
tháng tuổi, đây cũng là lúc trẻ bắt đầu bắt chước nói theo những âm thanh mà
trẻ nghe được với mức độ phức tạp cao hơn. Tới thời điểm này, trẻ đã có thể lặp
lại những từ ngữ này cả ngày, thậm chí là mấy ngày liên tục trước khi học 1 từ
khác. Vào giai đoạn này, trẻ sẽ hồi đáp gần như tất cả những lần bố mẹ
hoặc người lạ kêu tên trẻ và trẻ đã có thể bắt đầu làm những việc đơn giản theo
lời chỉ dẫn của bố mẹ. Vì vậy nhân cơ hội này, bố mẹ hãy cố gắng khai thác khả
năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách thường xuyên nói chuyện. Mặc dù là có thể mất
khoảng 1 năm nữa hoặc hơn để trẻ có thể hiểu được tất cả những gì bố mẹ nói,
nhưng ngay thời điểm hiện tại, trẻ đã có thể hiểu được đa số những từ ngữ mà bố
mẹ dùng để nới chuyện với trẻ rồi.
Các vấn đề cần đặc biệt lưu ý để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi
Nếu trẻ không bập bẹ nói hoặc bắt chước bất kỳ âm thanh nào mà
bố mẹ nói thì có lẽ trẻ gặp vài vấn đề về thính giác hoặc gặp vấn đề trong việc
phát triển ngôn ngữ của mình. Một em bé bị mất thính lực 1 phần vẫn có thể bị
giật mình khi có tiếng động lớn xảy ra hoặc sẽ quay đầu về phía phát ra âm
thanh và thậm chí trẻ có thể sẽ phản ứng với giọng nói của bố mẹ. Nhưng trẻ sẽ
gặp khó khăn trong việc bắt chước giọng nói của mọi người xung quanh. Nếu bố mẹ
nhận thấy trẻ tới thời điểm 7 tháng rồi mà vẫn không ê a vài chữ hay cố gắng
tạo ra tiếng ồn thì nên hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để có thể can
thiệp kịp thời. Nếu trẻ bị nhiễm trùng tại, bên trong sẽ tạo nên 1 lớp màng
mỏng, gây trở ngại cho trẻ khi lắng nghe các âm thanh xung quanh.
Hiện nay có rất nhiều thiết bị hiện đại giúp kiểm tra được thính
giác của trẻ 1 cách chính xác và kịp thời. Tất cả các trẻ sơ sinh đều nên được
kiểm tra thính giác thường xuyên. Sự quan sát của bố mẹ là một trong những cách
hiệu quả nhất giúp cảnh báo được tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu bố mẹ cảm
thấy nghi ngờ 1 điều gì đó, tốt nhất là nên chở bé đi khám tai và hỏi thêm về
lời khuyên của bác sĩ đối với trường hợp này.
Tham khảo :
Tham khảo :
Liên hệ mua hàng : Kids Center Vietnam
Từ khóa: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi – phat trien ngon ngu cho tre tu 4 – 7 thang tuoi - phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tháng, 6 tháng tuổi - phat trien ngon ngu cho tre 5 thang, 6 thang tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng)
Social Links: