News Ticker

Menu

Phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi

Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi


        Khi bố mẹ quan sát trẻ chơi đùa, bố mẹ có quan sát thấy sự khó khăn của trẻ khi cố gắng tập trung vào việc mình đang làm? Mỗi trò chơi hay nhiệm vụ là một cách để trẻ học hỏi, thu thập nhiều dữ kiện, thông tin, chi tiết để có thể chơi hay xử lý theo cách của riêng trẻ. Đặc biệt, trẻ giai đoạn này đã có nhận thức về hiện thực và tưởng tượng nhờ vào các sự việc diễn ra xung quanh mỗi ngày, nên trẻ lúc này bắt đầu lựa chọn những loại đồ chơi có tính thách thức cao hơn, khó hơn và tự mình tìm ra cách giải quyết những khó khăn đó. Tuy nhiên, trẻ 1 tuổi cũng có giới hạn riêng, vì vậy, trẻ sẽ chỉ có hứng thú đối với những loại đồ chơi có tính thách thức vừa phải, nếu quá khó chúng sẽ nhanh nản lòng và vứt đồ chơi sang một bên. Trẻ lúc này đặc biệt chú ý và thích thú với những đồ vật máy móc, cơ khí như những mát cat-xet để ở trên cao, những cái nút bấm hay công tắc,…Tuy nhiên, đây là những loại đồ chơi không phù hợp với trẻ ở độ tuổi này và bố mẹ cũng không thể luôn luôn quan sát trẻ để xử lý những trường hợp những đồ vật nhỏ bị trẻ đưa vào miệng được, vì vậy, tốt nhất nên để chúng xa tầm với của trẻ và chỉ để trẻ chơi những loại đồ chơi nằm trong khả năng cho phép.


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi


         Bắt chước là một động thái điển hình và là 1 phần quan trọng trong quá trình học tập của trẻ ở độ tuổi này. Thay vì chỉ đơn giản là lấy những vật dụng trong nhà để tiêu khiển thì trẻ lại có xu hướng bắt chước bố mẹ, cũng lấy lượt giả vờ chải tóc, lẩm bẩm khi đưa điện thoại lên tai và dùng tay xoay xoay tay lái của chiếc xe trẻ được ngồi lên. Lúc đầu thường trẻ sẽ tham gia những trò chơi này một mình nhưng dần dần sẽ có thêm “thành viên” khác tham gia. Trẻ có thể chải tóc cho búp bê, bi bô đọc cho bố mẹ nghe, chơi trò giả vờ hay dí điện thoại đồ chơi của trẻ lên tai của bố mẹ. Bởi vì bắt chước là một phần quan trọng trong việc phát triển của trẻ, vì vậy hơn bao giờ hết, lúc này bố mẹ cần nhận thức rõ ràng rằng những hành vi của mình bây giờ có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ.
Vào giai đoạn trước khi được 2 tuổi, trẻ sẽ đặc biệt thích chơi trò trốn tìm và nhớ rất kỹ vị trí cũ của những đồ chơi đã từng bị giấu đi khỏi tầm nhìn của trẻ. Nếu bố mẹ giấu hoặc cất trái bóng trẻ đang chơi, một thời gian sau bố mẹ có thể quên vị trí đã cất nhưng nếu trẻ đã biết chỗ đó thì trẻ sẽ không quên.
         Sau khi đã nắm rõ được trò tìm kiếm, trẻ lúc này cũng sẽ dần hiểu biết nhiều hơn về cách mà bạn tách đồ chơi ra khỏi trẻ. Như vậy, khi mà không nhìn thấy đồ chơi, trẻ sẽ biết là chúng đang được giấu ở một nơi nào đó trong nhà, đặc biệt hơn, trẻ biết được bố mẹ sẽ lại xuất hiện dù cho cả ngày trẻ không nhìn thấy bố mẹ. Nếu như bố mẹ cho trẻ thấy được nơi mình tới để làm việc hoặc là tạp hóa mình tới để mua đồ thì chúng sẽ trở thành một hình ảnh quen thuộc đối với trẻ. Điều này giúp bố mẹ tách trẻ khỏi mình một cách dễ dàng hơn.
         Ở độ tuổi mới biết đi này, trẻ bắt đầu hình thành tính cách riêng, trẻ muốn bố mẹ tham gia vào các trò chơi của mình. Thỉnh thoảng trẻ sẽ mang tới cho bố mẹ vài loại đồ chơi để bố mẹ giúp trẻ làm cho đồ chơi đó hoạt động. Lần khác nữa, trẻ sẽ tự tách mình ra và thử chơi một mình với chính đồ chơi đó. Thông thường, sau khi trẻ làm được điều gì đặc biệt, trẻ sẽ ngưng một chút để chờ đợi được bố mẹ vỗ tay tán thưởng. Bằng những cách này, bố mẹ có thể khuyến khích, cổ vũ trẻ tìm tòi và học hỏi.
        Bố mẹ phải biết khéo léo bù đắp vào những điều trẻ còn thiếu. Lúc này trẻ đã dần hiểu được cách cư xử và thái độ, ai thích, ai yêu thương bé, ai không muốn ẵm bồng bé,…Nhưng trẻ lúc này vẫn chưa hiểu được những điều đó có ảnh hưởng tới những thứ khác như thế nào và không có khái niệm gì về từ “hậu quả”. Do vậy, trẻ có thể hiểu được toa xe của mình đang lao xuống dốc nhưng sẽ không biết được chuyện gì sẽ xảy đến với toa xe đó cho tới khi chúng chạm đất. Trẻ có thể quen với việc bố mẹ ra khỏi phòng hay đóng cửa lại thật chặt, nhưng lại không hiểu được rằng bố mẹ làm như vậy là để tránh việc trong lúc chơi đùa trẻ có thể bị kẹp tay vào cửa. Và nếu trẻ có bị kẹp trong đó 1 lần thì bố mẹ cũng đừng hi vọng rằng trẻ sẽ có thể hiểu để rút kinh nghiệm lần sau, ở độ tuổi này, nhận thức và trí tuệ của trẻ vẫn còn bị giới hạn khá nhiều. Rất có thể trẻ thường không kết nối được nỗi đau của mình và nguyên nhân gây ra chúng nên một thời gian sau trẻ sẽ không còn nhớ điều đó nữa. Chỉ khi trẻ đã phát triển khá hoàn thiện về các nhận thức cơ bản thì trẻ mới có thể cảnh giác và biết cách giữ cho mình an toàn.

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam



Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 1 tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre 1 tuoi


(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.