Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi
Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ của bố mẹ đôi lúc sẽ trông giống như 2
con người hoàn toàn khác vậy. Lúc đầu thì dễ thương, cởi mở, nhìn bố mẹ trìu
mến và ai bồng bế đi đâu cũng đồng ý cả. Nhưng sau đó, trẻ lại trở nên khó
chịu, bám chặt lấy bố mẹ và không chịu tiếp xúc với người lạ. Nhiều người xung
quanh sẽ nói rằng trẻ sợ hãi và nhút nhát như vậy là do bố mẹ đã giữ trẻ quá
kĩ, làm hư trẻ, nhưng bố mẹ đừng tin những lời này. Tất cả các hành động của
trẻ lúc thế này lúc thế khác của trẻ không phải hoàn toàn là do bố mẹ hay cách
nuôi dạy của bố mẹ, mà những điều kỳ lạ này chủ yếu là do sự thay đổi môi
trường, con người và trong cách suy nghĩ của trẻ. Nhưng dù có là vì bất kỳ lý
do nào thì bố mẹ cũng nên tìm hiểu để xây dựng được một mối quan hệ bền vững
giữa trẻ và bố mẹ
Lo lắng và né tránh người lạ là một trong những phản ứng rất bình
thường đối với một đứa trẻ dưới 1 tuổi. Bố mẹ có thể cảm thấy thật kỳ lạ khi mà
trước kia trẻ thoải mái với tất cả mọi người thì giờ bước vào giai đoạn này trẻ
lại bắt đầu không cởi mở với người lạ như trước nữa. Tất cả những điều này có
một cách lý giải rất đơn giản đó là lúc trước trẻ bình tĩnh khi gặp người lạ vì
trong đầu trẻ chưa hình thành định nghĩa quen lạ, và ai đối với trẻ cũng như
nhau. Khi gần 1 tuổi, trẻ đã bắt đầu hình thành những suy nghĩ này nên nếu có
người lạ mặt tới gần trẻ sẽ không gần gũi như với bố mẹ và người thân. Điều này
là hết sức bình thường đối với một đứa trẻ và bố mẹ không cần quá lo lắng.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 8 – 12 tháng tuổi
Vào thời gian này, trẻ sẽ trưởng thành nhanh chóng hơn là những gì
bố mẹ có thể tưởng tượng. Giai đoạn này là khởi điểm cho nhiều điều đáng lưu
tâm khác. Và ngay khi trẻ nhận ra mỗi người là một cá thể thì cũng là lúc trẻ sẽ biết rằng bố mẹ cũng là duy nhất. Khi bố mẹ khuất
khỏi tầm mắt của trẻ, trẻ cũng sẽ tự hiểu rằng thật ra bố mẹ đang ở đâu đó
trong nhà và chỉ là không phải ở cùng với trẻ mà thôi. Trẻ lúc này chưa có hiểu
được khái niệm về thời gian, vì vậy trẻ sẽ không xác định được là bao lâu bố mẹ
quay lại, hay thậm chí là bố mẹ có quay lại không. Khi trẻ lớn hơn 1 chút, trẻ
bắt đầu có ký ức và những ký ức này sẽ tồn tại trong đầu trẻ một thời gian
trong lúc bố mẹ rời đi và điều này giúp trẻ biết được chắc chắn bố hoặc mẹ sẽ
quay lại. Tuy nhiên thì vào giai đoạn, với trẻ chỉ có ký ức ngắn hạn, vì vậy khi
bố mẹ rời đi, dù chỉ là để qua phòng ngay bên cạnh để lấy đồ thì trẻ cũng sẽ lo
lắng mà òa khóc. Khi mà bố hoặc mẹ bỏ ra khỏi phòng cùng 1 người lạ, trẻ có thể
sẽ la khóc ầm ĩ. Chính do vậy mà nếu không có bố mẹ, trẻ sẽ không chịu ngủ và
ngay khi trẻ giật mình tỉnh giấc, trẻ sẽ tìm bố mẹ đầu tiên.
Bố mẹ nghĩ rằng những lo lắng này của trẻ sẽ kéo dài trong bao
lâu? Thường thì nó sẽ lên tới đỉnh điểm vào khoảng tháng thứ 10 và tháng thứ 18
và sau đó mất dần. Theo một vài cách đặc biệt, trẻ và bố mẹ có thể duy trì tình
cảm tốt đẹp với nhau, dù cho đối với người khác trẻ sẽ vẫn rất khó chịu. Trên
tất cả mọi người, trẻ sẽ luôn muốn được gặp và gần gũi với bố mẹ - những người
quan trọng nhất đối với trẻ. Cái cảm giác được trẻ bám trên cánh tay đáng yêu
đến nỗi khó ai có thể cưỡng lại nổi, đặc biệt bạn là người được trẻ yêu quý,
những hành động dễ thương và nụ cười thân thiện của trẻ sẽ khiến mọi người yêu
mến. Tuy nhiên thì khác với trẻ, sẽ có đôi lúc bố mẹ cảm thấy mệt mỏi với
chuyện trẻ suốt ngày bám lấy không buông và sẽ khóc òa lên nếu trẻ thấy bố mẹ
bỏ ra ngoài. Nhưng nếu không được gặp trẻ dù là vài tiếng đồng hồ thôi, bố mẹ sẽ
thấy rất nhớ và muốn được ôm trẻ trong tay. Nhưng cũng có cách giúp trẻ trong khi chờ đợicó
thể giảm sự lo âu xuống mức thấp nhất, sau đây là những thông tin rất
hữu ích có thể giúp cho bố mẹ:
- Trẻ sẽ trở nên cực kỳ nhạy cảm những lúc mệt mỏi, đói hoặc không khỏe trong người. Nên vào những lúc này, nếu bố mẹ có việc phải ra ngoài thì nên sắp xếp ra ngoài lúc trẻ đang ngủ trưa hoặc ăn dặm. Và đặc biệt, cố gắng ở bên cạnh trẻ càng nhiều càng tốt những lúc trẻ bệnh.
- Đừng rời đi một cách ồn ào mà nên lặng lẽ rời đi trong lúc có người đang ngồi chơi cùng trẻ và làm trẻ phân tâm khỏi bố mẹ. Sau đó nói lời tạm biệt và phóng ra khỏi nhà một cách nhanh chóng.
- Trẻ sẽ mau chóng nín khóc sau khi thấy bố mẹ đi vài phút sau đó, trẻ khóc toáng lên chỉ là để bố mẹ thấy và ở lại không đi nữa. Nếu bố mẹ đi rồi thì vài phút sau trẻ sẽ hướng sự chú ý của mình sang những đồ chơi bên cạnh hoặc những người xung quanh.
- Giúp trẻ học cách đối mặt với việc bị tách ra khỏi bố mẹ trong một thời gian ngắn là rất cần thiết. Bố mẹ có thể thực hiện bằng cách lúc trẻ bò vào trong phòng chơi, bố mẹ không nên chạy vào với trẻ ngay lập tức mà hãy chờ một lúc rồi mới bước vào. Khi bố mẹ cần đi qua phòng khác trong vài giây, bố mẹ có thể nói rõ với trẻ là bố mẹ sẽ qua bên phòng đó và hứa là sẽ quay lại. Dần dần, trẻ sẽ hiểu rằng, việc bố mẹ rời đi không quá khủng khiếp như trẻ vẫn tưởng, nhưng điều quan trọng là, một khi bố mẹ đã hứa sẽ quay lại thì nên chắc chắn rằng mình sẽ giữ lời hứa.
- Khi đưa trẻ đến nhà một người quen hoặc trường giữ trẻ để gửi trông giúp trẻ, bố mẹ không nên thả trẻ ở đó rồi rời đi. Hãy dành vài phút chơi cùng trẻ tại môi trường mới này. Và khi rời đi hãy trấn an trẻ bằng cách nói với trẻ rằng bố mẹ sẽ quay lại vào lúc khác.
Nếu giữa trẻ và bố mẹ có một sợi dây tình cảm gắn bó và mạnh mẽ,
mối lo sợ xa bố mẹ của trẻ sẽ đến sớm hơn so với những trẻ cùng tuổi, và đương
nhiên, trẻ cũng sẽ vượt qua nó một cách nhanh chóng hơn. Thay vì chứng kiến và
chống lại cảm giác khó chịu của trẻ khi phải xa bố mẹ, hãy duy trì sự ấm áp và
những phút giây vui vẻ nhất có thể dành cho bé thông qua những hành động và cử
chỉ của bố mẹ. Đây là cơ sở hình thành nên tính cách và tình cảm của trẻ trong
những năm tới.
Ngay từ đầu, bố mẹ nên nhận thức rõ rằng trẻ là duy nhất với những
tính cách và sở thích riêng biệt. Tuy nhiên ở độ tuổi này thì trẻ vẫn còn
một khái niệm khá mơ hồ về việc trẻ là một cá thể riêng biệt và rất khác mọi
người xung quanh. Lúc này, những đặc tính riêng của trẻ mới bắt đầu được hé mở.
Khi trẻ ngày một phát triển tư duy và nhận ra rằng mình là một cơ thể có tính
cách riêng biệt thì lúc đó trẻ sẽ có khái niệm rõ ràng hơn về sự tồn tại của bố
mẹ và mọi người xung quanh.
Một trong những dấu hiệu rõ nhất thể hiện sự nhận thức của trẻ đó
là cách trẻ tự nhìn vào mình trong gương. Lúc trẻ được khoảng 8 tháng tuổi, trẻ
xem gương như một món đồ chơi hấp dẫn. Trẻ chỉ nghĩ trong gương là một cô bé
khác nữa hoặc đó là hình ảnh của những màu sắc xung quanh trẻ. Nhưng khi trẻ
lớn hơn, khoảng từ 9 tháng tới 11 tháng tuổi, phản ứng của trẻ sẽ thay đổi, trẻ
nhìn vào gương và hiểu rằng đó chính là mình. Lúc rọi gương, trẻ có thể chạm
vào mũi của mình, kéo mắt lên và đùa nghịch trong gương, vì vậy bố mẹ có thể
cùng trẻ chơi trò chơi gương, chỉ vào những bộ phận trên khuôn mặt của trẻ và
nói “đây là mũi của bé, còn đây là mũi của mẹ nè”, hẳn là trẻ sẽ rất thích thú
được bố mẹ đùa giỡn như thế.
Nhiều thời gian nữa trôi qua thì trẻ sẽ càng dạn dĩ hơn, ít gặp
lúng túng khi gặp người lạ và sẽ dễ dàng hơn cho bố mẹ khi tách khỏi trẻ. Trẻ
cũng trẻ trở nên quyết đoán hơn, trước kia bố mẹ thường hay lái trẻ cư xử theo
hướng riêng của bố mẹ, nhưng tới lúc này, trẻ đã dần hình thành suy nghĩ và
muốn mọi thứ theo ý của trẻ. Vì vậy bố mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy trẻ dùng tay
bốc đồ ăn thay vì cầm muỗng giống bình thường bố mẹ hay bắt trẻ làm, và trẻ
cũng trẻ trở nên năng động hơn, bố mẹ sẽ còn cần nói “không” rất nhiều với trẻ
để tránh cho trẻ những điều nguy hiểm và không nên lại gần.
Social Links: