News Ticker

Menu

Phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


Những biểu hiện cần lưu ý trong việc phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


     Những trẻ được 3 tuổi sẽ bắt đầu dành hầu hết thời gian cả ngày của mình để hỏi người lớn những câu hỏi mà chúng tò mò hay thắc mắc. Đặc biệt phổ biến nhất cho trẻ ở độ tuổi này chính là câu hỏi “tại sao?”. Ban đầu trẻ sẽ hỏi những câu hỏi rất dài và phức tạp, dần dần, khi trí tuệ của trẻ ngày một phát triển, những câu hỏi của trẻ trở nên ngắn gọn, dễ hiểu và đi vào trọng tâm hơn. Nhưng bố mẹ đừng cảm thấy mình cần trả lời câu hỏi đó của trẻ 1 cách đầy đủ, bởi vì lúc này trẻ sẽ không thể hiểu được rõ rang nhũng lý do phức tạp như thế, hơn nữa, trẻ không quá hứng thú đối với câu hỏi như bố mẹ tưởng. Nhiều khi trẻ hỏi như 1 thói quen và vì tò mò. Nếu như bố mẹ cố gắng trả lời câu hỏi đó một cách “nghiêm túc” và dài dòng, trẻ sẽ liếc nhìn ra một khoảng trống nào đó và chuyển hướng tập trung vào những việc gây hứng thú hơn, ví dụ như 1 chiếc xe đồ chơi chạy trong phòng hay những chiếc xe tải chạy ngoài đường và có đi ngang qua nhà của trẻ. Vì vậy, thay vào việc giải thích dài dòng, bố mẹ nên nói với trẻ những lý do tương tự như “Vì như thế là tốt cho con” hay “ Vì nhờ vậy mà con sẽ không bị đau”,…Điều này sẽ tác động tới trẻ hiệu quả hơn là những lời giải thích quá chi tiết.
     Những câu hỏi “tại sao” của trẻ là gây khó khăn cho bố mẹ nhất, vì một ngày trẻ có thể hỏi tới hàng trăm câu hỏi “tại sao”và bên cạnh đó, có khá nhiều câu hỏi không có câu trả lời, hoặc bố mẹ không biết câu trả lời để giải thích cho trẻ. Nếu những câu hỏi của trẻ thuộc dạng “Tại sao mặt trời lại chiếu sáng hả mẹ?” hay “Tại sao con chó không thể nói chuyện được với con?” thì tốt nhất bố mẹ nên trả lời là không biết và đề xuất với bé việc bố mẹ sẽ mua cho bé những quyển sách thiếu nhi có các thông tin về mặt trời hoặc chó con. Đặc biệt, bố mẹ luôn cần tỏ ra với trẻ rằng, những câu hỏi này của trẻ được đánh giá cao và được xem là một câu hỏi nghiêm túc, bởi vì khi bố mẹ làm như vậy, trẻ sẽ được mở rộng thêm sự hiểu biết, tăng tính tò mò thích tìm hiểu của trẻ và dạy cho trẻ biết rằng trước khi hỏi cũng cần phải suy nghĩ một cách cẩn thận.
     Khi một đứa trẻ 3 tuổi phải đối mặt với những thách thức của việc học hỏi một cách cụ thể, bố mẹ sẽ nhận ra được lý do trẻ chỉ thường chỉ quan tâm giải quyết đơn lẻ một vấn đề. Trẻ vẫn chưa thể xem xét một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau và trẻ vẫn chưa thể giải quyết được nhiều vấn đề nảy sinh cùng 1 lúc. Ví dụ, nếu như bố mẹ lấy 2 cái ly cùng thể tích, một cái lùn nhưng rộng hơn, cái còn lại cao nhưng hẹp hơn, bố mẹ đổ cùng 1 lượng nước như nhau vào 2 ly, khi trẻ nhìn vào, trẻ sẽ cho rằng cái ly cao đựng nhiều nước hơn vì mực nước của nó cao hơn. Thậm chí dù cho bố mẹ có giải thích và cho trẻ theo dõi quá trình bố mẹ lấy cùng 1 lượng nước như nhau để đổ vào ly, thì trẻ vẫn sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình. The lý luận của trẻ ở độ tuổi này thì cái ly cao “to hơn” bơi vì lượng nước đựng trong đó cao hơn cái ly thấp. Cho tới khi trẻ được khoảng 7 tuổi thì lúc đó trẻ mới có thể hiểu được rằng lúc đó mình chỉ đánh giá vấn đề ở một khía cạnh về chiều cao, mà không xét đến chiều rộng, chính do vậy mới dẫn đến kết luận sai lầm.
     Lúc được khoảng 3 tuổi, định nghĩa về thời gian của trẻ ngày càng rõ ràng hơn. Lúc này, trẻ đã có thể hiểu được thói quen và những việc hằng ngày mình phải làm, mặt khác cũng tò mò tìm hiểu những việc hằng ngày của người khác. Ví dụ như trẻ có thể háo hức chờ chú đưa thư tới nhà mỗi ngày nhưng lại cảm thấy khó hiểu khi rác chỉ được dọn 1 ngày trong tuần. Trẻ lúc này cũng có hiểu được có vài ngày đặc biệt trong tuần như sinh nhật hay ngày lễ, chúng thường diễn ra mỗi 1 lần trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, thậm chí khi trẻ có thể nói cho bạn biết chính xác hiện tại trẻ bao nhiêu tuổi thì lúc này trẻ vẫn chưa hiểu được ý nghĩa thực sự về độ dài của một năm.
     Bố mẹ nên tham khảo nhiều hơn với các bác sĩ chuyên khoa, nếu bác sĩ nói rằng trẻ có những dấu hiệu đáng lo ngại liên quan tới quá trình phát triển bình thường của trẻ thì bố mẹ nên phối hợp thực hiện các cuộc kiểm tra cần thiết để can thiệp kịp thời.
     Khi trẻ tròn 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu được tìm hiểu những khái niệm cơ bản. Những điều này sẽ còn được nhắc lại và dạy chi tiết hơn khi trẻ đến trường. Ví dụ, lúc này trẻ đã biết được một ngày sẽ được chia ra làm 3 buổi chính: sáng, trưa và chiều tối, bên cạnh đó còn hiểu được mỗi năm có các mùa khác nhau. Vào thời điểm trẻ được 5 tuổi và bắt đầu đi học mẫu giáo, trẻ sẽ nhận biết được vài ngày trong tuần và biết rằng một ngày thì được tính bằng giờ và phút. Trẻ lúc này còn được tiếp xúc với việc học đếm, học bảng chữ cái, kích thước (to, nhỏ,…) và tên của các loại hình học (vuông, tròn,…)


Những việc nên và không nên làm để phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi


     Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cuốn sách tốt giúp minh họa cho những khái niệm này, nhưng bố mẹ cũng không cần quá vội vàng. Không có gì ép buộc trẻ phải học những điều này sớm cả, và đôi khi nếu trẻ cảm thấy việc học như vậy là áp lực thì về sau, lúc trẻ tới tuổi đi học, trẻ sẽ chán ngán và không có động lực phấn đấu.
     Phương pháp tốt nhất là cung cấp cho trẻ nhiều lựa chọn khác nhau để tiếp cận tới kiến thức và có cơ hội học hỏi. Ví dụ, đây cũng là độ tuổi hoàn hảo để bố mẹ dắt trẻ đi chơi sở thú nếu trước đó bố mẹ chưa dẫn trẻ đi bao giờ. Bên cạnh đó, nhiều bảo tàng cũng có các khu vực đặc biệt được thiết kế riêng cho trẻ em, nơi mà trẻ có thể chủ động thu thập kiến thức. Cùng lúc này, bố mẹ cũng có thể tạo thêm nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện sở thích và tài năng. Nếu trẻ thích tranh ảnh và những đồ vật nghệ thuật, hãy thường xuyên dẫn trẻ đi bảo tàng nghệ thuật hoặc là các buổi triễn lãm hoặc cho trẻ tham gia các lớp học hội họa dành cho trẻ dưới độ tuổi tới trường. Còn nữa, nếu bố mẹ quen ai đó là họa sĩ, hãy dắt trẻ tới thăm thường xuyên để trẻ có thể tận mắt thấy được phòng triễn lãm trông như thế nào. Nếu trẻ thích máy móc và khủng long, bố mẹ hãy dắt trẻ tới những bảo tàng lịch sử tự nhiên, hỗ trợ trẻ học được cách xây dựng mẫu và cung cấp cho trẻ những dụng cụ đồ chơi cần thiết để trẻ được thoải mái sáng tạo nên những “máy móc” của riêng mình. Cho dù sở thích của trẻ có là gì, bố mẹ có thể sử dụng những quyển sách để giải đáp những thắc mắc của trẻ giúp trẻ mở rộng thêm hiểu biết. Sau những cố gắng của bố mẹ, ở độ tuổi này trẻ đã khám phá ra được sự hứng thú trong việc học và khi đã tới tuổi đến trường, trẻ sẽ không thấy chán ngán, cũng sẽ không cảm thấy mình không thích nghi kịp.
     Bố mẹ còn có thể phát hiện ra rằng, ngoài việc khám phá ra được những ý nghĩa thực tế, trẻ được 4 tuổi sẽ bắt đầu có những câu hỏi phổ biến hơn như nguồn gốc của thế giới, việc chết chóc hay các thành phần của mặt trời và bầu trời. Bây giờ, ví dụ như khi bố mẹ nghe thấy câu hỏi quen thuộc “tại sao bầu trời màu xanh vậy mẹ?” Cũng giống như nhiều bậc cha mẹ khác, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi như thế này, đặc biệt là phải giải thích đơn giản cho trẻ dễ hiểu. Khi đang gặp khó khăn với vấn đề này, bố mẹ không nên đưa ra câu trả lời ngay mà thay vào đó nên dựa vào kiến thức của những quyển sách đã mua để “đối phó” với trẻ. Chính vì quan trọng như vậy, bố mẹ nên tìm kiếm và lựa chọn sách phù hợp nhất với từng độ tuổi

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé để giúp bé phát triển theo cách khoa học nhất.

Liên hệ mua hàng: Kids Center Vietnam




Từ khóa: đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ từ 3 - 5 tuổi – do choi phat trien tri tue cho tre tu 3 - 5 tuoi - đồ chơi phát triển trí tuệ cho trẻ 4 tuổi - do choi phat trien tri tue cho tre 4 tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.