News Ticker

Menu

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 7 tháng tuổi


Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 7 tháng tuổi ?


Từ 4 tháng đến 7 tháng tuổi chính là giai đoạn có nhiều sự thay đổi quan trọng nhất diễn ra bên trong bé yêu. Đây là giai đoạn bé bắt đầu học cách phối hợp cơ thể mình theo cách mới, đó là phối hợp giữa khả năng nhận thức (thông qua việc sử dụng các giác quan như thị giác, thính giác và xúc giác) và khả năng vận động ngày càng hoàn thiện của mình để phát triển các kỹ năng như cầm nắm, lăn qua, ngồi vững và thậm chí là có thể bò. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:

  • Có thể lăn qua lại cả 2 bên
  • Lúc đầu ngồi phải cần bố mẹ đỡ bằng tay nhưng dần dần có thể tự ngồi 1 mình
  • Trẻ tập đứng dồn lực trên 2 bàn chân có nhờ bố mẹ bồng và giữ
  • Có thể nhặt đồ vật cả bằng tay trái hoặc tay phải
  • Chuyển đồ vật từ tay bên này qua bên kia
  • Có thể cào để bốc đồ vật dưới sàn thay vì kẹp chúng bằng 2 tay

Phát triển thị giác
  • Quan tâm tới những đồ vật nhiều màu sắc hơn
  • Phát triển tầm nhìn ra xa hơn
  • Khả năng quan sát những đồ vật chuyển động phát triển đáng kể

Phát triển ngôn ngữ
  • Có phản ứng lại khi có người gọi đúng tên của trẻ
  • Bắt đầu phản ứng khi bố mẹ nói “không”
  • Phân biệt được cảm xúc của người lớn thông qua giọng nói
  • Phản ứng lại âm thanh bằng cách tự tạo ra âm thanh
  • Sử dụng tông giọng để thể hiện niềm vui hoặc là sự không hài long
  • Bắt đầu ê a

  • Bắt đầu tìm kiếm những đồ vật quen thuộc nếu không thấy chúng
  • Khám phá mọi thứ xung quanh bằng tay và miệng
  • Cố vướn tới để lấy những đồ vật ngoài tầm với

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp
  • Bắt đầu hứng thú với các trò chơi có nhiều người cùng ngồi lại chơi
  • Quan tâm, chú ý khi thấy hình ảnh phản chiếu của chính bé trong gương
  • Phản ứng lại với những cảm xúc của mọi người xung quanh, thường hay cười và rất vui vẻ

Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 7 tháng tuổi

Bởi vì mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng của chúng nên chúng ta không thể dự đoán 1 cách chính xác thời gian và cách thức trẻ hoàn thiện toàn bộ các kĩ năng. Các cột mốc liệt kê ở trên có thể cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết để theo dõi sự phát triển của con mình và cùng nhau chờ đợi 1 ngày trẻ lớn khôn và cũng giúp bố mẹ tránh hoảng hốt khi không biết con mình có phát triển quá chậm hay quá nhanh so với những trẻ cùng tuổi hay không. Nếu nhận thấy con mình có chút bất thường so với độ tuổi và có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa:
  • Chân tay có vẻ cứng nhắc, cơ bắp quá săn chắt
  • Các khớp tay và chân thì lại quá lỏng lẻo
  • Đầu của trẻ ở giai đoạn này mà vẫn còn bị ngã ngửa ra sau khi bố mẹ cho bé tập ngồi
  • Chỉ có thể nhặt đồ vật bằng 1 trong 2 tay
  • Không thích ôm
  • Không có tình cảm quý mến đối với những người quan tâm đến bé
  • Không thích có nhiều người xung quanh
  • Một hoặc cả hai mắt liên tục di chuyển qua lại, không tập trung
  • Mắt giựt liên tục, chảy nước mắt hoặc mắt quá nhạy cảm với ánh sáng
  • Không phản ứng lại với các âm thanh xung quanh
  • Gặp khó khăn trong việc đưa đồ vật lên miệng
  • Từ 4 tháng tuổi trở đi mà trẻ vẫn không quay đầu về phía phát ra âm thanh
  • Từ 5 tháng tuổi trở đi mà trẻ vẫn không thể lật người qua cả 2 phía
  • Thường hay buồn sau 5 tháng tuổi
  • Không hay cười sau 5 tháng tuổi
  • Không thể ngồi mặc dù có sự hỗ trợ từ bố mẹ lúc 6 tháng tuổi
  • Không cười thành tiếng sau 6 tháng tuổi
  • Không chủ động muốn lấy đồ vật sau 6 đến 7 tháng tuổi
  • Không đưa mắt theo các đồ vật chuyển động trong phạm vi từ 30 – 180 cm khi trẻ đã được 7 tháng tuổi
  • Trẻ không thể tập đặt lực lên đôi chân sau 7 tháng tuổi
  • Không cố gắng thu hút sự chú ý của mọi người sau 7 tháng tuổi
  • Không ê a lúc đã được 8 tháng
  • Không quan tâm đến các trò chơi đông người lúc 8 tháng tuổi

Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé




Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 7 tháng tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be 7 thang tuoi

 (Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.