Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi
Những dấu hiệu thể hiện sự phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp của trẻ từ 4 – 7 tháng tuổi
Trong
giai đoạn từ 4 – 7 tháng tuổi, trẻ sẽ trải qua những thay đổi lớn trong tính
cách. Vào đoạn đầu của thời kỳ này, trẻ có vẻ vẫn còn thụ động và quá “bận rộn”
với việc ăn uống ngủ nghỉ và thể hiện tình cảm với bố mẹ. Nhưng khi trẻ đã có
thể ngồi dậy, dùng tay của mình để làm mọi việc, trẻ có thể sẽ trở nên chú tâm
và quyết đoán hơn với thế giới bên ngoài. Trẻ sẽ háo hức được tiếp cận và chạm
tay vào tất cả những gì trẻ nhìn thấy. Và nếu trẻ không thể tự mình lấy, trẻ sẽ
yêu cầu sự giúp đỡ từ phía bố mẹ bằng cách la hét, đập hoặc vứt những đồ vật
đang ở trong tầm với. Nhưng một khi bố mẹ đã đi lấy đúng món đồ mà trẻ muốn trẻ
sẽ quên ngay đi sự tức giận vừa rồi mà có thể cười vui vẻ lập tức, thậm chí đôi
khi còn đùa giỡn lại với bố mẹ bằng cách cười, nhún nhảy và bập bẹ vài âm thanh
đáng yêu. Và một sự thật nữa sẽ khiến bố mẹ vui hẳn lên đó là mặc dù trẻ sẽ
thích rồi lại chán đồ chơi, nhưng trẻ sẽ không bao giờ chán chơi cùng bố mẹ cả.
Một
vài khía cạnh đặc biệt giúp hình thành nên tính cách của trẻ đó chính là thể chất
và khí chất. Bố mẹ nên quan sát xem trẻ có hay gắt gỏng, nóng nảy không hay nhẹ
nhàng bình tĩnh? Dễ tính hay dễ khó chịu? Bướng bỉnh hay ngoan ngoãn? Nếu mở rộng
ra mà nói thì những đặc điểm này là những đặc tính bẩm sinh. Cũng giống như mỗi
đứa trẻ đều có hình hài và kích cỡ khác nhau, chúng cũng có những tính cách
không lẫn vào đâu được. Các đặc điểm về tính cách độc đáo này bao gồm mức độ hoạt
động, tính kiên trì, khả năng thích ứng với thế giới xung quanh,… Tất cả những
đặc điểm này sẽ bắt đầu rõ nét từ những tháng này. Bố mẹ không nhất thiết phải
khám phá tất cả các khía cạnh tính cách của trẻ, đặc biệt là một đứa trẻ 6
tháng tuổi có thể sẽ la lên rất to chỉ vì thấy một con mèo trèo lên cửa sổ.
Nhưng về lâu dài, giúp trẻ thích nghi một cách tự nhiên với thế giới là điều rất
quan trọng cho cả trẻ và bố mẹ. Bởi vì tính cách của trẻ là có thật và nó ảnh
hưởng rất nhiều đến bố mẹ và các thành viên trong gia đình, điều quan trọng là
bố mẹ cần hiểu con mình rõ nhất có thể.
"Xem thêm những cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ "
Những đặc điểm cần lưu ý để phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 4 - 7 tháng tuổi
“Phong
cách hành vi” của trẻ phản ánh rất rõ cách mà bố mẹ nuôi dạy trẻ cũng như cách
mà bố mẹ thể hiện chính mình. Ví dụ như lúc bé vòi vĩnh khó chịu, cách cư xử của
bạn lúc này sẽ như bản năng của một người mẹ hơn là một người dễ bực mình và
cáu kỉnh. Những hành động đó có tác động rất lớn đến hành vi của trẻ sau này.
- Một vài trẻ ở giai đoạn này rất dễ tính, điềm đạm và dễ đoán trước, nhưng cũng có nhiều trẻ bố mẹ gặp nhiều khó khăn hơn. Trẻ sơ sinh rất bướng bỉnh và nhạy cảm, chính vì vậy, bố mẹ cần kiên nhẫn và hướng dẫn trẻ một cách nhẹ nhàng. Nhiều trẻ không thể thích ứng với môi trường xung quanh mình một cách dễ dàng được, và trẻ sẽ càng trở nên khó chịu nếu bố mẹ cứ đốc thúc trẻ làm quen với những điều đó trước khi trẻ thực sự sẵn sàng. Ở một vấn đề khác lớn hơn, bố mẹ đừng nên thử thay đổi tính cách của trẻ, bởi như vậy sẽ chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn mà thôi. Bố mẹ có thể thay đổi thói quen và suy nghĩ của trẻ, chứ không nên thay đổi tính cách trẻ. Bố mẹ có thể giảm áp lực cho mình trong vấn đề nuôi dạy trẻ bằng việc học cách chấp nhận tính cách của trẻ, chứ đừng chống lại hoặc làm việc chống lại nó.
- Lời nói và những cử chỉ âu yếm của bố mẹ đôi khi có thể làm những điều kỳ diệu là làm cho các dây thần kinh đang căng lên vì cảm xúc của một đứa trẻ đang cáu kỉnh dịu bớt. Việc mất tập trung vào sự tức giận của mình giúp trẻ lấy lại được năng lượng để cho các hoạt động khác của trẻ. Ví dụ, nếu trẻ hét lên vì bố mẹ không chịu cúi xuống nhặt món đồ chơi trẻ cố tình làm rơi xuống sàn, bố mẹ không nên la mắng trẻ, mà nhẹ nhàng bế trẻ đặt xuống sàn để trẻ tự mình bò tới lấy đồ chơi
- Những đứa trẻ quá nhạy cảm và nhút nhát thì cần được quan tâm chăm sóc một cách đặc biệt, nhất là trong trường hợp trong nhà đang có 1 đứa trẻ khác năng động và cá tính hơn, làm lu mờ trẻ trong mắt mọi người. Khi bố mẹ thấy trẻ ngồi im và không đòi hỏi gì chính là lúc trẻ đang buồn và nhút nhát, hoặc khi trẻ không cười với bố mẹ, bố mẹ nên nhận ra rằng trẻ đang không có hứng thú chơi đùa. Những đứa trẻ như thế này cần được quan tâm và chăm sóc một cách đặc biệt, thậm chí là cần quan tâm hơn những đứa trẻ khác rất nhiều. Trẻ có lẽ sẽ bị choáng ngợp bởi không khí xung quanh và cần bố mẹ dẫn dắt cách thức hòa nhập vào cùng với mọi người. Vì sao bố mẹ nên làm vậy? Vì như thế sẽ có được một khoảng thời gian để trẻ tập dần quen với người lạ và được mọi người tiếp xúc một cách từ từ, không quá đột ngột. Hãy cứ để trẻ ngồi cùng bố mẹ ở phía trước, và khi đã dần quen với không khí, trẻ sẽ tự mình hòa nhập được. Và một khi trẻ đã cảm thấy an toàn thì tự khắc trẻ sẽ hồi đáp lại mọi người nhiều hơn.
Đặc
biệt, bố mẹ cũng nên cho bác sĩ nhi khoa của trẻ biết bất kỳ một sự lo lắng hay
thắc mắc nào từ phía bố mẹ về sự phát triển cảm xúc của trẻ. Các bác sĩ có thể
giúp đỡ cho bố mẹ nếu đó là những bác sĩ chuyên khoa về lĩnh vực liên quan tới
tình cảm, cảm xúc của trẻ. Và bác sĩ cũng không thể hiểu cặn kẽ nếu bố mẹ chỉ
nói về 1 giai đoạn nào đó của trẻ được, mà cần cung cấp cho bác sĩ các thông
tin về từng giai đoạn phát triển cảm xúc của trẻ. Thời gian chính là cách giúp
cho bố mẹ thay đổi những gì tốt nhất cho con.
Social Links: