News Ticker

Menu

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi


Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi ?


Từ 8 tháng đến 12 tháng tuổi, bé sẽ ngày càng hiếu động, sự phát triển một cách nhanh chóng này sẽ là một thử thách lớn đối với cả bố mẹ và bé. Việc bé có thể tự di chuyển từ nơi này tới nơi khac sẽ tạo cho trẻ một cảm giác mới mẻ và thích thú về sự kiểm soát và khả năng, bé lúc này là lần đầu tiên trải nghiệm cảm giác thực sự độc lập về thể chất. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:

  • Đến được chỗ ngồi của mình và tự ngồi mà không cần trợ giúp
  • Đã có thể bò thành thạo
  • Xác định được vị trí tay và đầu gối
  • Có thể tự mình chuyển từ ngồi sang bò hoặc từ nằm sang bò
  • Tự kéo, vịn các đồ vật trong nhà để đứng lên
  • Thậm chí có thể dựa vào đồ trong nhà để tập bước đi
  • Có thể đứng trong giây lát mà không cần bố mẹ hỗ trợ
  • Hay cũng có thể bước chập chững 1, 2 bước mà không cần hỗ trợ

Phát triển kỹ năng phối hợp linh hoạt giữa bàn tay và ngón tay
  • Có thể bốc, cầm, nắm đồ vật một cách thành thạo
  • Vỗ 2 đồ vật trong tay vào nhau
  • Biết bỏ đồ chơi vào những cái hộp nhỏ và lấy chúng ra
  • Để đồ chơi di chuyển tự do
  • Chọc, chỉ đồ vật bằng ngón tay trỏ
  • Cố gắng bắt chước vẽ nguệch ngoạc

  • Tập trung chú ý hơn đến lời nói của mọi người xung quanh
  • Phản ứng lại những yêu cầu đơn giản bằng lời nói
  • Biết nói “không”
  • Biết sử dụng những ngôn ngữ cơ thể đơn giản, như biết lắc đầu để thay cho việc nói “không”
  • Bập bẹ với giọng điệu lên xuống
  • Nói “ba ba” với ba, “ma ma” với mẹ
  • Sử dụng các từ cảm than như “ui, ôi,…”
  • Cố gắng bắt chước lời nói

  • Khám phá các đồ vật theo nhiều cách khác nhau (lắc, đập, ném, thả,…)
  • Tìm kiếm các đồ vật bị giấu đi một cách dễ dàng
  • Chỉ vào đồ vật chính xác khi bố mẹ gọi tên đồ vật và hỏi ở đâu
  • Bắt chước các cử chỉ, hành động của người lớn
  • Bắt đầu biết sử dụng đồ vật theo đúng chức năng (sử dụng cốc để uống nước, dung lược để chải tóc, quay số nghe điện thoại,…)

Phát triển cảm xúc và kỹ năng giao tiếp
  • Nhút nhát, rụt rè khi có người lạ
  • Khóc khi bố hoặc mẹ rời đi
  • Thích bắt chước mọi người trong lúc chơi
  • Có sự yêu ghét rõ ràng đối với những đồ vật xung quanh
  • Kiểm tra phản ứng của bố mẹ đối với hành động của bé trong lúc ăn (Bé sẽ quan sát xem bố mẹ sẽ làm gì khi bé từ chối không ăn)
  • Kiểm tra phản ứng của bố mẹ đối với cách cư xử của bé (Bé sẽ quan sát xem bố mẹ sẽ làm gì khi bé khóc lúc bố mẹ rời khỏi phòng)
  • Có thể giật mình, sợ trong vài tình huống
  • Thích mẹ hoặc người thường xuyên chăm sóc bé hơn tất cả mọi người khác
  • Tạo ra âm thanh lặp đi lặp lại để gây sự chú ý
  • Ngậm ngón tay của mình
  • Mở rộng tay và chân để bố mẹ dễ thay quần áo cho bé

Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi

Bởi vì mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách riêng của chúng nên chúng ta không thể dự đoán 1 cách chính xác thời gian và cách thức trẻ hoàn thiện toàn bộ các kĩ năng. Các cột mốc liệt kê ở trên có thể cung cấp thêm cho bố mẹ những thông tin cần thiết để theo dõi sự phát triển của con mình và cùng nhau chờ đợi 1 ngày trẻ lớn khôn và cũng giúp bố mẹ tránh hoảng hốt khi không biết con mình có phát triển quá chậm hay quá nhanh so với những trẻ cùng tuổi hay không. Nếu nhận thấy con mình có chút bất thường so với độ tuổi và có những dấu hiệu dưới đây thì bố mẹ nên thông báo cho bác sĩ chuyên khoa:
  • Không bò
  • Kéo lê 1 bên cơ thể khi đang trườn hoặc bò (tình trạng kéo dài hơn 1 tháng)
  • Không để đứng mặc dù bố mẹ có hỗ trợ
  • Không tìm kiếm những đồ vật bị giấu đi mặc dù lúc đó trẻ đang nhìn chằm chằm vào chúng
  • Không nói những từ đơn (như “mama” hay “baba”)
  • Không học cách sử dụng cử chỉ (như “vẫy tay” hoặc “lắc đầu”)
  • Không chỉ trỏ các đồ vật hay hình ảnh của đồ vật
Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé



Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 12 tháng tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be 12 thang tuoi - cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 1 tuổi - cot moc danh dau su phat trien cua be 1 tuoi
(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)


Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.