News Ticker

Menu

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Những dấu hiệu nào là cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi ?

Vào thời điểm bé 3 tháng tuổi, bé có một sự thay đổi rất rõ rệt, thời điểm này bé không còn hoàn toàn phụ thuộc vào ba mẹ như lúc mới sinh ra, mà bé đã có khả năng phản ứng lại với môi trường xung quanh bằng các ngôn ngữ cơ thể của mình như cười, khóc, nhìn theo... Bé sẽ dần mất đi những phản xạ tự nhiên của trẻ mới sinh, và thay vào đó là tiếp thu khả năng tự làm chủ, và khám phá bản thân. Ba mẹ nếu để ý sẽ thấy bé có thể nằm hàng giờ để đưa mắt dõi theo và khám phá sự chuyển động của bàn tay nhỏ xinh của mình. Dưới đây là một số cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé:

  • Có thể ngẩng đầu và ngực khi được bồng nằm trên bụng.
  • Duỗi chân ra đá khi được bồng nằm trên bụng.
  • Nắm và mở lòng bàn tay.
  • Đứng chập chững trên đôi chân nhỏ xíu, khi ba mẹ bồng bé đứng trên giường.
  • Đưa bàn tay lên miệng.
  • Có thể quơ tay đánh nhẹ vào đồ vật di chuyển trên nôi.
  • Cầm và lắc đồ chơi lục lạc.

Phát triển thị giác và thính giác
  • Nhìn khuôn mặt người ẵm bé chăm chú.
  • Nhìn theo các vật thể di chuyển đồ chơi treo trên nôi.
  • Nhận ra được các người thân và vật quen thuộc với khoảng cách xa hơn lúc mới sinh.
  • Bắt đầu có sự phối hợp giữa mắt và tay.
  • Mĩm cười với giọng nói hằng ngày của ba mẹ.
  • Bắt đầu ê a.
  • Bắt đầu bắt chước một số âm thanh gần gũi quen thuộc.
  • Quay đầu về phía phát ra âm thanh.

 Phát triển trí tuệ và kỹ năng giao tiếp
  • Bắt đầu biết cười với mọi người.
  • Thích thú khi chơi với mọi người xung quanh và có thể khóc khi ngừng chơi với bé.
  • Bé có thể bắt đầu giao tiếp và diễn đạt mong muốn bản thân bằng tiếng khóc, nét mặt và cử động của cơ thể.
  • Bắt chước một số động tác biểu lộ trên khuôn mặt như “làm xấu”…

  • Từ khi mới sinh ra cho đến lúc này, bé chỉ có thể giao tiếp với ba mẹ bằng tiếp khóc. Nhưng lúc này bé có thể tiếp nhận âm thanh của ba mẹ, bé sẽ cười khi ba mẹ giao tiếp với bé. 


Các vấn đề ba mẹ cần lưu tâm ở cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Mặc dầu mỗi bé đều phát triển một cách đều đặn tự nhiên theo sự phát triển riêng của mỗi mình, tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý một số cột mốc về sự phát triển để phát hiện xem bé có vấn đề về việc chậm phát triển hay không? Nếu ba mẹ thấy bé không làm được một số các hoạt động bên dưới  thì có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm cho mình:
  • Dường như không phản ứng với âm thanh cường độ cao.
  • Không quan tâm chú ý đến tay của mình lúc 2 tháng tuổi.
  • Không cười phản ứng trước lời nói của ba mẹ vào thời điểm 2 tháng tuổi.
  • Không đưa mắt di chuyển theo các vật thể chuyển động lúc từ 2 – 3 tháng tuổi.
  • Không cười với bất kỳ ai vào lúc 3 tháng tuổi.
  • Không cầm và nắm đồ vật lúc 3 tháng tuổi.
  • Không bập bẹ ê a lúc từ 3 – 4 tháng tuổi.
  • Bập bẹ ê a, nhưng không bắt chước các âm thanh quen thuộc lúc 4 tháng tuổi.
  • Không tự đưa bàn chân chạm mặt đất, khi đặt bé trên mặt phẳng lúc 4 tháng tuổi.
  • Không đưa các vật bỏ vào miệng ngậm lúc 4 tháng tuổi.
  • Gặp khó khăn khi di chuyển ánh mắt với mọi hướng nhìn.
  • Nhắm nghiền mắt vào mọi lúc lúc 2 tháng tuổi.
  • Không chú ý đến những gương mặt mới, và dường như thấy giận dữ với những người lạ xung quanh.


Xem thêm cách chọn đồ chơi phù hợp cho bé


Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi

Từ khóa: Cột mốc đánh dấu sự phát triển của bé 3 tháng tuổi – cot moc danh dau su phat trien cua be 3 thang tuoi

(Những thông tin trên blog này không dùng để thay thế cho các lời khuyên của bác sĩ nhi khoa. Liên quan đến việc điều trị cho các bé chậm phát triển, hoặc các vấn đề khác liên quan đến trị liệu cho trẻ nên tham khảo bác sĩ ở các bệnh viện chuyên khoa nhi đồng.)

Share This:

Kids Center Vietnam

Kidscenter.vn là website chuyên cung cấp đồ chơi giáo dục giúp trẻ phát triển kỹ năng. Chúng tôi hiện nay đang phân phối độc quyền cho learningresources.com, rangsjapan.co.jp là những công ty chuyên sản xuất đồ chơi giáo dục hàng đầu tại Mỹ và Nhật bản là những quốc gia quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm.